Thứ sáu, 26/04/2024

Các hãng hàng không quay trở lại đường băng, tăng tốc khôi phục thị trường bay quốc tế

26/02/2022 9:40 AM (GMT+7)

Việc mở cửa toàn bộ các đường bay quốc tế cùng lượng khách quốc nội trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao là những tín hiệu khả quan cho thấy thị trường hàng không đang dần khôi phục.

Hàng không có tín hiệu khởi sắc

Ngày 15/2 vừa qua, Việt Nam đã dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế về việc vận chuyển hành khách bằng đường hàng không. Tất cả các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài được phép khai thác với tần suất, đường bay trên cơ sở các thỏa thuận tại Hiệp định Hàng không song phương, đa phương đã ký kết.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong tháng 2, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam điều hành 60,5 nghìn chuyến, tăng 157% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, có 13,2 nghìn chuyến bay quá cảnh, tăng 67,4% so cùng kỳ năm trước.

Lượng khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước đạt hơn 6,1 triệu khách, tăng 57,8% so với tháng 2/2021. Trong số này có 105 nghìn khách quốc tế, tăng 350% so với tháng 2/2021. Khách nội địa đạt hơn 6 triệu, tăng 56,1% so với tháng 2/2021. Hàng hóa thông qua đạt 113 nghìn tấn, tăng 27,6% so với tháng 2/2021.

Mở cửa bay quốc tế, các hãng hàng không tăng tốc thoát cảnh "đóng băng" - Ảnh 1.

Việt Nam mở cửa bay quốc tế, không hạn chế tần suất từ 15/2. Ảnh: VNA

Số lượng hành khách trên các chuyến bay quốc tế, cùng với sự gia tăng đột biến hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trong giai đoạn Tết Nguyên đán vừa qua là những tín hiệu tốt. Điều này cho thấy ngành hàng không đang từng bước khôi phục.

Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ, việc khôi phục các chuyến bay quốc tế như trước thời gian dịch bệnh Covid-19 là nhiệm vụ cấp bách. Trước đó, Cục xây dựng nhiều phương án và lộ trình mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ vào đầu năm 2022.

Mở cửa bay quốc tế, các hãng hàng không tăng tốc thoát cảnh "đóng băng" - Ảnh 2.

Số lượng hành khách tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán là tín hiệu tích cực của ngành hàng không. Ảnh: VNA

"Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thường xuyên tổng kết, đánh giá và đây là thời điểm thích hợp để mở lại những chuyến bay quốc tế sau khoảng 2 tháng thí điểm. Hiện tại, cần khôi phục hoàn toàn đường bay thường lệ quốc tế để các hãng hàng không chủ động lên kế hoạch lịch bay. Hành khách có nhiều cơ hội tiếp cận lịch bay, chuyến bay hơn", ông Thắng nhấn mạnh.

Các hãng quay trở lại đường băng

Đại diện các hãng bay đều cho rằng, mở cửa lại chuyến bay quốc tế trở thành một trong những điều kiện để hồi phục và phát triển ngành hàng không. Từ đó, giúp các hãng hàng không có thể quay trở lại "đường băng" do thị trường quốc tế chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các hãng bay.

Để đón đầu sự hồi phục, các hãng hàng không và các đơn vị có liên quan đã chuẩn bị sẵn sàng từ giữa năm 2021 để khai thác từng bước trong giai đoạn quý 4/2021, ban đầu là thị trường nội địa và tiếp theo là thị trường quốc tế.

Đại diện Vietnam Airlines cho hay, giai đoạn từ 1/1 đến trước ngày 15/2, trên cơ sở đồng ý của các nhà chức trách, hãng đã triển khai nối lại các đường bay quốc tế thường lệ đến và đi từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Mỹ, Úc, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia.

Từ ngày 15/2 trở đi, Vietnam Airlines vẫn tiếp tục khai thác các đường bay này. Đồng thời, hãng tiến tới phục hồi hoàn toàn mạng bay quốc tế trên cơ sở chấp thuận của nhà chức trách tại các quốc gia, vùng lãnh thổ điểm đến và diễn biến thị trường.

Hiện nay, mỗi tuần, Vietnam Airlines đang khai thác 5 chuyến bay đến Úc, 7 chuyến đến Nhật, 5 chuyến bay đến Thái Lan, 7 chuyến đến Hàn Quốc, 3 chuyến đến Đài Loan, 6 chuyến đến Singapore, 2 chuyến đến Hồng Kông, 2 chuyến đến Lào và 5 chuyến đến Campuchia.

Mở cửa bay quốc tế, các hãng hàng không tăng tốc thoát cảnh "đóng băng" - Ảnh 4.

Các hãng đang tích cực lên kế hoạch bay quốc tế. Ảnh: VNA

Các đường bay đến châu Âu được hãng khai thác khá hạn chế, mỗi tuần 1 chuyến đến Anh, Pháp, Nga và 2 chuyến đến Đức. Đường bay thẳng TP.HCM đến Mỹ đang được khai thác tuần 4 chuyến vào các ngày 4, 5, 7 và Chủ Nhật. Đường bay đến Malaysia, hãng sẽ khai thác mỗi tuần một chuyến vào thứ 4, bắt đầu từ 1/3.

Bên cạnh đó, hãng hàng không Vietjet cũng cho biết đơn vị đã khai thác trở lại các đường bay quốc tế thường lệ kết nối Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) với tần suất một chuyến khứ hồi mỗi tuần. Dự kiến, hãng tăng tần suất đến Hàn Quốc, Đài Bắc lên 5 chuyến khứ hồi, 4 chuyến khứ hồi cho các đường bay đến Nhật Bản, Singapore và 3 chuyến đến Thái Lan hàng tuần. Hãng cũng lên kế hoạch khai thác trở lại các đường bay đến những quốc gia khác trong khu vực cũng như đến Ấn Độ, Nga.

Đại diện Bamboo Airways nhận định thị trường hàng không sẽ khôi phục trong năm nay và lên kế hoạch mở rộng mạng bay lên gần 40 đường bay quốc tế. Đối với khu vực châu Á, Đông Bắc Á, hãng khai thác đường bay quốc tế thường lệ Hà Nội - Narita, Hà Nội - Đài Bắc và Hà Nội - Incheon (Hàn Quốc).

Trong khu vực Đông Nam Á, Bamboo Airways triển khai đường bay TP.HCM - Singapore, Thái Lan trong tháng 3 và dự kiến phát triển nhiều đường bay tới Lào, Campuchia trong dịp hè. Với các đường bay dài đến châu Âu, Australia, Mỹ, Bamboo Airways sẽ triển khai các chặng bay kết nối Hà Nội với Frankfurt, TP.HCM với Melbourne, Hà Nội - London. Hãng cũng dự kiến tổ chức các đường bay TP.HCM - Frankfurt, Hà Nội/TP.HCM - Berlin/Munich và đặc biệt là đường bay thẳng đến Mỹ trong giai đoạn tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.