Thứ tư, 01/05/2024

Kinh doanh thực phẩm - đồ uống, thời trang giúp thị trường mặt bằng bán lẻ thoát cảnh "chợ chiều"

10/10/2023 6:07 PM (GMT+7)

Trong 9 tháng đầu năm 2023, đa số các giao dịch thuê mới mặt bằng tại thị trường bán lẻ TP.HCM đều đến từ ngành F&B (thực phẩm - đồ uống), thời trang. Đây là động lực cho phân khúc này tăng trưởng trong bối cảnh bất động sản vẫn khó khăn.

Báo cáo thị trường quý III/2023 do Savills TP.HCM công bố, cho thấy nguồn cung mặt bằng bán lẻ cho thuê ở TP.HCM đã giảm nhẹ, với tổng diện tích khoảng 1,5 triệu m2 sàn. Sự giảm nhẹ này là kết quả của việc một số dự án bán lẻ đã chuyển đổi thành văn phòng hoặc đã được rao bán.

Cũng theo báo cáo, công suất thuê với mặt bằng bán vẫn ổn định ở mức cao, khoảng 91%. Tuy nhiên, giá thuê có sự biến động.

Giá thuê tại khu vực ngoại vi đã tăng 1% theo quý, đạt mức 1 triệu đồng/m2/tháng. Khu vực trung tâm vẫn duy trì giá thuê ở mức cao, lên đến 3,3 triệu đồng/m2/tháng, gấp 3 lần so với khu vực ngoại vi.

Kinh doanh thực phẩm - đồ uống, thời trang giúp thị trường mặt bằng bán lẻ thoát cảnh "chợ chiều" - Ảnh 1.

Việt Nam được xem là một thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn. Ảnh: Gia Linh

Bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills TP.HCM, nhận định sự khác biệt lớn về giá thuê giữa khu vực trong và ngoài trung tâm là một điểm đặc biệt của thị trường TP.HCM.

"Giá thuê khu vực trung tâm luôn neo ở mức cao, do nguồn cung thấp, chỉ chiếm dưới 10% tổng nguồn cung của thị trường. trong khi nhu cầu hiện diện ở trung tâm của các nhãn hàng, thương hiệu lại rất cao. Điều này đã khiến các chủ đầu tư tại dự án ở khu vực trung tâm luôn tự tin neo giá,  và công suất cho thuê vẫn luôn duy trì ở mức gần như tuyệt đối".

Đáng chú ý, báo cáo của Savills ghi nhận trong quý III/2023, các giao dịch thuê chủ yếu đến từ ngành F&B, thời trang, sức khỏe và làm đẹp và giải trí.

Kinh doanh thực phẩm - đồ uống, thời trang giúp thị trường mặt bằng bán lẻ thoát cảnh "chợ chiều" - Ảnh 2.

Thị trường mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM vẫn duy trì mức độ tăng trưởng nhờ các ngành dịch vụ. Ảnh: Gia Linh

Trong quý III/2023, khách thuê dịch vụ ăn uống (F&B) chiếm 37% tổng diện tích thuê, thời trang chiếm 24% thị phần; sức khỏe và làm đẹp và giải trí chiếm 13% thị phần mỗi nhóm ngành. Nhờ mật độ dân số cao và mức giá thuê đa dạng hơn, khu vực ngoài vi tiếp tục có các giao dịch mở rộng lớn.

"Trong 9 tháng vừa qua, đa số các giao dịch thuê mới tại thị trường bán lẻ đều đến từ ngành F&B, thời trang. Động lực tăng trưởng đến từ tầng lớp trung lưu, với nhu cầu cao về các hoạt động ăn uống, mua sắm và giải trí, đã thúc đẩy sự hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này", bà Giang Huỳnh phân tích.

Bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, đánh giá Việt Nam hiện được xem là một thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn. Gần đây, nhiều thương hiệu quốc tế đã khai trương cửa hàng đầu tiên, cửa hàng flagship tại các thành phố lớn, cũng như mở rộng về các tỉnh thành khác trên cả nước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.