Thứ sáu, 17/05/2024

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng

03/10/2023 12:06 PM (GMT+7)

Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm sinh ra trong gia đình thuần nông ở Quảng Nam. Hai anh em là cựu du học sinh Nhật Bản, đã có 10 năm sinh sống và làm việc tại đất nước này, và đang là chủ thương hiệu bánh mì Việt Nam nổi danh tại Tokyo có tên Bánh mì Xin Chào.

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng - Ảnh 1.

Bánh mì Việt Nam với thương hiệu Bánh mì Xin Chào được 2 anh em người Quảng Nam, là du học sinh Nhật mở tại đất nước mặt trời mọc, hiện đã có 15 chi nhánh. Ảnh: BMXC

Bánh mì Xin Chào là chuỗi cửa hàng, bao gồm cửa hàng nhượng quyền chuyên phục vụ bánh mì và các món ăn của Việt Nam tại Nhật Bản. Thương hiệu bánh mì Việt Nam này do Bùi Thanh Tâm và anh trai Bùi Thanh Duy cùng sáng lập.

Hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm sinh ra trong một gia đình thuần nông Quảng Nam. Cả 2 cùng du học Nhật Bản, và đã có 10 năm sinh sống, làm việc tại đất nước mặt trời mọc. 

Chuỗi bánh mì Việt của anh em cựu du học sinh nổi tiếng trên đất Nhật

Thanh Tâm cho biết trong một lần đến Tokyo chơi, nhìn thấy nhiều người dài xếp hàng mua Doner Kebab của Thổ Nhĩ Kỳ, Tâm nảy ra ý tưởng mang ẩm thực đường phố Việt Nam khởi nghiệp ở Nhật Bản. Đây cũng đồng thời là cách để quảng bá văn hóa của nước mình ra thế giới.

Chia sẻ ý tưởng này với anh trai Thanh Duy, Tâm nhận ngay sự ủng hộ. Và tháng 10/2016, cửa hàng nhỏ phục vụ bánh mì hương vị truyền thống Việt Nam mang tên Bánh mì Xin Chào khai sinh cửa hàng đầu tiên tại khu phố Takadanobaba - Quận Shinjuku đông đúc, sầm uất.

Đến nay, sau 7 năm ra đời, Bánh mì Xin Chào đã có 15 cửa hàng và chi nhánh tại Nhật Bản.

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng - Ảnh 2.

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng - Ảnh 3.

Các cửa hàng Bánh mì Xin Chào sang trọng, chuyên nghiệp tại Nhật. Ảnh: BMXC

"Bề ngoài ổ bánh mì vàng ươm, không hề quý phái, cầu kỳ nhưng khi cắn vào miếng đầu tiên là sự cảm nhận giòn rụm lớp vỏ, bên trong lại là lớp ruột bánh mềm với vị ngon được hoà quyện từ chút bơ, chút pate, chút dưa chua, thịt nguội, chả, một ít nước sốt, hành ngò… tạo thành hương vị đặc trưng mà không loại bánh sandwich nào trên thế giới có được. 

Đất nước Việt Nam cũng vậy, nhìn bề ngoài giản dị, mộc mạc nhưng khi bắt đầu tiếp xúc, tìm hiểu thì bạn sẽ bất ngờ vì thái độ thân thiện, niềm nở”, đó quảng bá về bánh mì và văn hóa ẩm thực Việt mà 2 anh em nhà sáng lập gửi gắm đến thực khách ở xứ sở hoa Anh Đào.

Trên website của Bánh mì Xin Chào hiện nay không chỉ có bánh mì với rất nhiều loại nhân, như bánh mì gà, bánh mì thịt heo ngâm nước mắm, bánh mì ốp - la... mà còn khá nhiều món ăn đặc trưng Việt Nam, đặc biệt là các món ăn nổi tiếng xứ Quảng. Nổi bật như các món mì quảng, mì quảng bò sốt vang; gỏi gà, gỏi tai heo, gà chiên xả. 

Quán cũng có các món nói danh khác đại diện cho ẩm thực Việt Nam như phở, gỏi cuốn, bún thịt nướng, bún nem nướng...

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng - Ảnh 4.

Bùi Thanh Tâm, CEO Bánh mì Xin Chào trong những ngày đầu gây dựng thương hiệu ẩm thực Việt tại Nhật Bản. Ảnh: BMXC

Riêng đồ uống, không thể thiếu cà phê sữa đá vốn là thứ người Việt thường mua kèm bánh mì mỗi buổi sáng; bạc sỉu; các loại trà; sinh tố dâu, bơ, sữa chua nếp cẩm... và đặc biệt có cả bia Sài Gòn.

Mùa hè năm 2015, lúc đang là sinh viên năm 3 khoa kinh tế, Đại học Yokkaichi, tỉnh Mie; trong một lần du lịch Tokyo và tình cờ ăn thử bánh mì Kebab, Bùi Thanh Tâm liên tưởng đến ổ Bánh Mì Việt Nam truyền thống - vốn đang làm mưa làm gió tại các quốc gia Âu Mỹ, đồng thời được bầu chọn là một trong 10 i món ăn đường phố ngon nhất thế giới.

Tâm nảy ra sáng kiến xây dựng thương hiệu bánh mì của riêng mình, và mục tiêu xây dựng chuỗi cửa hàng hùng mạnh trên khắp Nhật Bản.

Định giá doanh nghiệp bánh mì đến 5 triệu USD, mở 50 cửa hàng tại Nhật

Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 6, Bùi Thanh Tâm, đồng sáng lập và cũng là CEO của thương hiệu này, kêu gọi đầu tư số tiền là 500.000 USD đổi 9% cổ phần.

Tâm cho biết lý do gọi vốn là nhằm xây dựng một thương hiệu F&B Việt tầm cỡ, không phải chỉ ở Nhật Bản mà anh còn vươn đưa bánh mì Việt ra thế giới.

Về bức tranh tài chính của chuỗi Bánh mì Xin Chào, khi được Shark Bình muốn làm rõ, Thanh Tâm tự tin "khoe" Bánh mì Xin Chào tăng trưởng liên tục 170% trong 5 năm liên tiếp. 

Riêng 3 năm gần đây, cụ thể là năm 2020, doanh thu bao gồm cửa hàng quản lý và nhượng quyền là 550.000 USD; năm 2021 đạt 950.000 USD và năm 2022 là 1,45 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 11%. 

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng - Ảnh 6.

Gọi vốn, Thanh Tâm cho biết mình xây dựng một thương hiệu F&B Việt tầm cỡ, không phải chỉ ở Nhật Bản mà anh còn vươn đưa bánh mì Việt ra thế giới. Ảnh: BMXC

Hiện trong hệ thống có 15 cửa hàng, trong đó 5 cửa hàng do anh em Thanh Duy - Thanh Tâm làm chủ, 10 cửa hàng còn lại là nhượng quyền.

Về nhượng quyền, Tâm cho biết đối tác ttrả khoảng 20.000 USD để được nhượng quyền thương hiệu trong 5 năm và 40.000 USD cho việc setup cùng các chi phí khác liên quan đến mặt bằng và đặt cọc. Như vậy, để có một cửa hàng nhượng quyền Bánh mì Xin Chào tại Nhật sẽ tốn khoảng 70.000 - 80.000 USD, có những cửa hàng cần trên 100.000 USD, nhưng doanh thu đạt được là khoảng 45.000 USD.

Các cửa hàng nhượng quyền sẽ nhận nguyên liệu chính từ bếp trung tâm của Bánh mì Xin Chào, chỉ tự làm các loại rau đơn giản như hành, ngò, đồ chua.

Để đảm bảo chất lượng, tất cả nguyên liệu sau khi chế biến sẽ cấp đông ở nhiệt độ âm 23 độ C và bảo quản ở nhiệt độ tương tự tại cửa hàng nhượng quyền. Tùy vào số lượng khách sẽ rã đông mỗi ngày để phục vụ.

Lý giải nguyên nhân định giá doanh nghiệp đến 5 triệu USD, Thanh Tâm nói startup của mình hướng đến mục tiêu doanh thu năm 2023 trên 2 triệu USD. Đến năm 2025 sẽ đạt 50 cửa hàng và doanh thu 6 triệu USD.

Để đạt được mục tiêu đó, Thanh Tâm dự kiến sẽ mở rộng mô hình kinh doanh theo hướng nhượng quyền (franchise).

Thanh Tâm cũng khẳng định Bánh mì Xin Chào đã giải quyết được 4 bài toán mà đa phần các doanh nghiệp F&B Nhật đều gặp phải, thứ nhất là về chất lượng, địa điểm, khách hàng và khả năng mở rộng.

Tham vọng xây thương hiệu bánh mì Việt tầm cỡ ở Nhật, du học sinh lên Shark Tank gọi vốn mở 50 cửa hàng - Ảnh 7.

Shark Nguyễn Hòa Bình "chốt" đầu tư 500.000 USD để nhận 15% cổ phần Bánh mì Xin Chào, nhưng đưa ra điều kiện trong 2 năm phải phát triển được 50 cửa hàng, có một cửa hàng chính và một food truck (xe tải thực phẩm). Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Tuy nhiên, những chia sẻ của CEO trẻ này chưa đủ sức thuyết phục các "cá mập" khó tính. "Con số của em đưa ra không hấp dẫn. Bây giờ em đang lãi 150.000 USD. Em chia cho anh 9% là khoảng 14.000 USD. Bỏ ra 500.000 USD thì không biết bao giờ anh thu hồi được vốn", Shark Hưng từ chối đầu tư.

Shark Tuệ Lâm và Shark Erik cũng lần lượt từ chối.

Riêng Shark Bình và Shark Hùng Anh tỏ ra quan tâm và cùng đề nghị đầu tư cho Bánh mì Xin Chào. Trong đó, Shark Hùng Anh – đồng hương Quảng Nam với anh em Thanh Tâm, đề nghị đầu tư 500.000 USD đổi 20% cổ phần.

Shark Bình lại "chốt" đầu tư 500.000 USD để nhận 15% cổ phần, nhưng đưa ra điều kiện trong 2 năm, Bánh mì Xin Chào phải phát triển được 50 cửa hàng, có một cửa hàng chính và một food truck (xe tải thực phẩm).

Anh em Thanh Tâm chốt deal của Shark Bình. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ có một thương hiệu F&B thuần Việt phát triển mạnh mẽ ở thị trường Nhật Bản.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Giá xe máy điện Trung Quốc được các doanh nghiệp chào hàng từ 20 - 30 triệu đồng/chiếc, phổ biến là mức giá vừa hơn 20 triệu. Đây là phân khúc được nhiều người Việt quan tâm, chọn mua nhất gần đây.