Thứ sáu, 24/05/2024

Mở cửa du lịch vẫn sợ chính sách nay thế này mai thế khác

13/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Chủ tịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng mở cửa thì đừng "quay xe" chính sách, nay thế này mai thế khác thì doanh nghiệp không ứng phó kịp.

Vietravel là doanh nghiệp du lịch lớn của cả nước. Đây cũng là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện trên thế giới.

Trải qua nhiều lần đóng rồi mở, mở rồi lại đóng, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel Holdings cho rằng, Chính phủ cần có động thái rõ ràng hơn khi mở cửa kinh tế cũng như mở cửa ngành du lịch.

Sợ cảnh "quay xe" chính sách

Trải qua 4 làn sóng dịch Covid-19, kể từ khi dịch bùng phát tại Việt Nam đầu năm 2020, ông Nguyễn Quốc Kỳ thẳng thắn nêu quan điểm nếu Việt Nam thực sự muốn mở cửa, bao gồm mở cửa kinh tế nói chung và mở cửa cho du lịch, hàng không nói riêng thì cần có những bước đi cứng rắn hơn, hướng tới sống chung với dịch chứ không phải chiến lược "Zero Covid" như trước.

Ông cho rằng Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

'Ông lớn' du lịch sợ cảnh 'quay xe' chính sách - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ sợ cảnh quay xe chính sách khi mở cửa kinh tế, phục hồi du lịch. Ảnh: V.T.

Theo Chủ tịch Vietravel Holdings, đây được xem là chính sách đóng - mở (on-off) theo 4 màu tương ứng với cấp độ dịch khách nhau. Đây là điều kiện cần để mở cửa lại nhưng chưa đủ vì Chính phủ không thể để các địa phương đánh giá mình thuộc màu nào vì các hoạt động hiện nay đều mang tính liên vùng, thay đổi là lập tức gãy đổ chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, các địa phương có tâm lý muốn an toàn, tăng thêm 1 cấp độ dịch, ngay lập tức mọi hoạt động khi đó đều rất khó khăn do chuyển màu.

Chủ tịch Vietravel Holdings dẫn chứng như thời gian qua, dù các chuyến bay nội địa đã mở lại nhưng có tỉnh vẫn quy định người từ TP.HCM đến phải cách ly tập trung. 

Rồi có tỉnh mở cửa du lịch, doanh nghiệp đã lên chương trình dẫn khách theo tour an toàn. Ngay trong đêm, tỉnh ra thông báo không nhận tất cả khách đến địa bàn, do vừa phát sinh nhiều ca mắc Covid-19 mới.

"Mở cửa thì đừng quay xe chính sách, quay xe thì doanh nghiệp té luôn, mở cửa mà nay thế này mai thế khác thì chịu sao nổi", ông Kỳ thẳng thắn.

Cần mở lại các dịch vụ du lịch

Chủ tịch Vietravel Holdings đề xuất, khi mở cửa kinh tế, giao thông vận tải chính là lĩnh vực cần mở lại đầu tiên, bởi giao thông là huyết mạch của cơ thể. Trong quá trình hội nhập hiện nay, giao thông vận tải kết nối liên vùng, kết nối các quốc gia và kết nối với Việt Nam với thế giới.

'Ông lớn' du lịch sợ cảnh 'quay xe' chính sách - Ảnh 2.

Chủ tịch Vietravel đề xuất mở lại hệ thống tiện ích vui chơi giải trí, đi lại trong bối cảnh có dịch thì mới mong du lịch phục hồi. Ảnh: Hồng Phúc.

Ông nêu quan điểm Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cao nhất thế giới thì không nên quá lo ngại mở đường bay thương mại quốc tế. Trong hình hiện nay, nước nào mở lại nhanh nhất sẽ phục hồi sớm nhất và có ưu thế hơn so với các quốc gia đi sau.

"Kế nữa, tôi đề nghị mở cửa hệ thống dịch vụ phục vụ an sinh xã hội và phục vụ cộng đồng. Bình thường mới là mở lại các dịch vụ trong điều kiện dịch bệnh. Nhưng hiện nay, nhiều nơi mở, nhiều nơi không cho mở", ông Kỳ nói.

Ngoài ra, cần mở lại hệ thống tiện ích vui chơi giải trí, đi lại trong bối cảnh có dịch. Ông nhấn mạnh chỉ khi mở lại hệ thống dịch vụ tại địa phương thì mới có khách đến, bởi muốn người Việt đi du lịch nhưng đến nơi không có dịch vụ, không có nơi tiêu tiền thì người dân… sẽ ở nhà.

Ông dẫn chứng, có những quy định hết sức vô lý. Khách từ TP.HCM xuống Vũng Tàu không cho ở lại, vậy họ đến làm gì? Đi Đà Lạt giờ bằng máy bay thích hơn đường bộ vì đến đèo Madagui khai báo xong là hết giờ. Vậy mở làm gì cho mệt?

Doanh nghiệp đã đuối sức

Nói về ngành du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho hay năm 2019, cả nước có 135.000 doanh nghiệp lưu trú với tổng cung 500.000 phòng. Toàn ngành du lịch khi đó đón 19 triệu lượt khách nước ngoài và 82 triệu lượt khách trong nước.

"Riêng Vietravel có 1 triệu lượt khách trong năm 2019, 64 văn phòng, 40 chi nhánh trong và ngoài nước. Doanh thu của chúng tôi khi đó từ 1,5 triệu USD/ngày đã trở về số 0 khi dịch bệnh xuất hiện", ông Kỳ cho hay.

'Ông lớn' du lịch sợ cảnh 'quay xe' chính sách - Ảnh 3.

Chủ tịch Vietravel cho hay doanh nghiệp cũng phải tổ chức lại, chuyển sang trạng thái ngủ đông tích cực chứ không phải ngủ luôn vì Covid-19. Ảnh: F.V.

Ông Kỳ gọi đó là thời kỳ chưa từng trải qua và chưa có kinh nghiệm. Ngay cả dịch SARS năm 2002 hay khủng hoảng kinh tế 2008 cũng không thể sánh sức ảnh hưởng của Covid-19.

Cứ mở mắt mỗi ngày là mất 1,5 triệu USD, trong khi đó, doanh nghiệp của ông cũng như các doanh nghiệp khác vẫn cố gắng duy trì nguồn lao động và các yếu tố khác để chờ thời cơ.

Trải qua giai đoạn đầu hoảng loạn, Chủ tịch Vietravel cho hay doanh nghiệp cũng phải tổ chức lại, chuyển sang trạng thái ngủ đông tích cực, tập trung vào những điều cơ bản nhất của hệ thống, giải quyết vấn đề marketing hướng tới tương lai cũng như sẵn sàng trở lại. Hiện Vietravel đang trong giai đoạn tái khởi động.

Ông đề nghị Chính phủ cần tiếp tục vào cuộc trợ giúp cho doanh nghiệp, chú trọng doanh nghiệp lớn và đầu đàn để dẫn dắt, tránh đầu tư dàn trải. Hơn nữa cần làm nhanh và gói hỗ trợ đó cần phải lên đến 6-7% GDP. Các doanh nghiệp cần tiền nên Chính phủ có thể hỗ trợ vốn vay qua ngân hàng để tái cấp vốn. 

Chủ tịch Vietravel đề xuất xem xét giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 5% trong vòng 2 - 3 năm tới như Chính phủ từng thực hiện trong giai đoạn từ 2009 - 2011; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp để công ty có tích lũy để an dân, tích sức dân. Hay biểu thuế thu nhập cá nhân cũng phải xem để đồng bộ mà không thể giữ như hiện nay…

"Chính phủ nên càng sớm càng tốt mở lại giao thông vận tải, mở lại đường bay thương mại quốc tế, thị trường nội địa không đủ sức kéo du lịch và hàng không đóng càng lâu mất lợi thế, số tiền chi ra càng lớn", ông Nguyễn Quốc Kỳ nhấn mạnh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Chỉ số Phát triển Du lịch và Lữ hành (TTDI) cho thấy Việt Nam xếp thứ 59, giảm 7 bậc so với vị trí thứ 52 vào năm 2022. Đáng chú ý, hạ tầng dịch vụ được đánh giá là yếu.

Không thể bỏ qua Lễ hội Sông nước cuối tháng này tại TP.HCM

Không thể bỏ qua Lễ hội Sông nước cuối tháng này tại TP.HCM

Lễ hội Sông nước TP.HCM chính thức diễn ra vào cuối tháng này và kéo dài liên tục 10 ngày. Đây được xem là một trong những lễ hội mới tại TP.HCM với chuỗi hoạt động lớn được đầu tư hoành tráng.

"Cơn sốt" check-in quán cà phê đẹp tại Đà Lạt

"Cơn sốt" check-in quán cà phê đẹp tại Đà Lạt

Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng xóa nghèo cho diêm dân

Du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng xóa nghèo cho diêm dân

Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng (xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người nông dân ở đây nói riêng và người dân trên địa bàn ấp Thiềng Liềng nói chung.

Mì xí mứng ở Biên Hòa

Mì xí mứng ở Biên Hòa

Quán mì gốc Hoa, hiệu Phước Nguyên (mì tàu) ở phường Tân Vạn (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có tuổi đời 64 năm được khách quen gọi với cái tên thân thương là “mì xí mứng”.

Không thể bỏ lỡ lễ hội Trái cây Nam Bộ dịp hè tại TP.HCM

Không thể bỏ lỡ lễ hội Trái cây Nam Bộ dịp hè tại TP.HCM

Lễ hội Trái cây Nam Bộ năm nay tại TP.HCM sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc như diễu hành trái cây khổng lồ, chợ trái cây đặc sản, hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây, và đặc biệt lần đầu tiên gửi thông điệp xanh đến du khách.