Thứ sáu, 03/05/2024

Chuyên gia quả quyết kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ

10/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ nhanh chóng phục hồi. Các ngành truyền thống như dệt may, đồ gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với các xu hướng mới xuất hiện.

Các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh doanh 2021, do Forbes Việt Nam tổ chức, đánh giá với tốc độ phủ vaccine ngừa Covid-19 thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới, cùng với động thái mở cửa chính sách, nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng phục hồi trong năm 2022.

Sẽ phục hồi mạnh mẽ

"Chúng ta có thể thấy các ngành sản xuất chậm lại, các nhà đầu tư chần chừ khi xảy ra phong tỏa. Nhưng cạnh đó có những yếu tố lạc quan như tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao và các khu cách ly, phong tỏa giảm" - ông Bruce Delteil, giám đốc hợp danh công ty McKinsey & Company Việt Nam, đánh giá.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1.

Ông Bruce Delteil, giám đốc hợp danh công ty McKinsey & Company Việt Nam, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ. Ảnh: BTC.

Ông cho rằng khi nhìn lại một năm trước và nhìn về năm 2022, McKinsey & Company Việt Nam nhận thấy những kịch bản phục hồi khác nhau của nền kinh tế Việt Nam. Các kịch bản xây dựng dựa trên việc kiểm soát Covid-19 như thế nào.

"Trước hết, nền kinh tế Việt Nam giảm sút nhưng chúng tôi tin sau đó sẽ phục hồi mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa dự báo GDP sẽ tăng trưởng dương vào năm tới", chuyên gia dự báo.

Về sản xuất, dù hoạt động sản xuất phục hồi khả quan, dù tỷ lệ giá trị chưa tăng theo tỷ lệ thuận. Ông cho rằng khi càng chuyên biệt hóa thì Việt Nam sẽ càng nâng cao năng lực cạnh tranh.

Giám đốc hợp danh công ty McKinsey & Company Việt Nam nhận định một số xu hướng chính của kinh tế Việt Nam trong tương lai sẽ thay đổi do Covid-19. Đó là chuyển đổi số mạnh mẽ, hành vi tiêu dùng thay đổi, cách thức làm việc thay đổi, tiêu chuẩn cao hơn về môi trường, xã hội và quản trị (ESP) và tính đa kênh (omnichannel). 

"Mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp vì vậy sẽ thay đổi trong tương lai để đáp ứng các hành vi mới, thúc đẩy trải nghiệm trên các kênh và khu vực", ông nhấn mạnh.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 2.

Với tỷ lệ phủ vaccine thuộc nhóm cao thế giới, các chuyên gia cho rằng kinh tế 2022 sẽ lạc quan hơn năm 2021. Ảnh: Hồng Phúc.

Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư SSI, cho rằng tuy không thể chắc chắn với các kịch bản trong tương lai nhưng tình hình năm 2022 ít nhất cũng sẽ tích cực hơn so với 2021 vì tỷ lệ bao phủ vaccine so với xuất phát điểm 2021 đã cao hơn nhiều. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao.

"Các hãng dược có kinh nghiệm sản xuất vaccine và thuốc cung ứng thị trường, không thể phủ nhận tiến bộ y học. Chúng ta có thể tin năm 2022 có thể tốt hơn 2021. Trong nước, dự đoán sẽ không có giãn cách chặt chẽ như đợt dịch vừa qua, có thể mở cửa chưa toàn diện nhưng có thể trông đợi nửa cuối năm 2022", bà Phương đánh giá.

Ngành gỗ, dệt may lạc quan

Ông Nguyễn Hoài Bảo - Phó chủ tịch HĐQT Scansia Pacific, cho biết doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu nội thất sang châu Âu và Mỹ. Hiện người lao động đã trở lại làm việc được khoảng 70% sau khi tiêm đủ vaccine.

Theo ông Bảo, ngành gỗ Việt Nam tăng trưởng hai con số từ năm 2000 đến nay và bất chấp cả đại dịch Covid-19, từ mức 200 triệu USD xuất khẩu, năm 2021 đã tăng lên dự kiến 14,5-15 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 18% mỗi năm.

"Năm 2021 dự kiến tăng trưởng 15%, đó là điểm sáng. Việt Nam cũng chính thức thành nước xuất khẩu đồ gỗ thứ hai thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc. Tôi chắc chắn rằng ngành gỗ sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi đây là ngành truyền thống của Việt Nam. Thế giới tăng trưởng trung bình 3-5%, Việt Nam gấp 3 lần trung bình thế giới", ông Bảo nhấn mạnh.

Những động lực hỗ trợ cho đà tăng trưởng của ngành gỗ, theo ông Bảo là các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với những thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, sự chủ động trong nguồn cung và chi phí lao động tương đối thấp là lợi thế trong 5 -10 năm tới.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 3.

Gỗ và dệt may là hai ngành truyền thống và vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh: Quốc Hải.

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công, cho biết thông tin mới nhất từ tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã vượt Bangladesh để trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai toàn cầu, sau Trung Quốc.

Ông cho rằng dệt may là ngành truyền thống của Việt Nam nhưng trong bối cảnh mới, việc tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ sẽ không thể là con đường phát triển bền vững.

Để tiếp tục đà tăng trưởng tích cực, doanh nghiệp dệt may sẽ phải lưu tâm tới cụm từ ESG (Environmental Social Governance), đồng nghĩa với việc cần thiết lập một chuỗi sản xuất bền vững từ khâu dệt, nhuộm cho tới các chính sách dành cho người lao động.

"Mình làm dễ các nước cũng sẽ làm dễ, do đó, cần tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn", ông nói và nhấn mạnh phát triển dệt may Việt Nam là câu chuyện đường dài, rất cần nỗ lực của các doanh nghiệp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.