Thứ ba, 14/05/2024

Giải ngân vốn đầu tư công: Vào chặng nước rút

14/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Theo năm ngân sách (tính đến hết tháng 1-2022), chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa để giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021. Trong khi đó, kết quả giải ngân nguồn vốn này tính đến hết tháng 11-2021 vẫn hạn chế so với kế hoạch cũng như chậm hơn so với cùng kỳ năm trước.

Đây là thực tế đòi hỏi  các bộ, ngành, địa phương vào cuộc đồng bộ, tranh thủ tối đa thời gian nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong chặng nước rút.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vào chặng nước rút - Ảnh 1.

Thành phố Hà Nội phấn đấu từ nay đến ngày 31-1-2022 hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công được giao. Trong ảnh: Công trường thi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Nguyễn Quang

Mới đạt 63,86% kế hoạch

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, 11 tháng năm 2021, cả nước đã giải ngân được gần 295.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 63,86% kế hoạch vốn Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (71,22%). Trong đó, 7 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đạt trên 70%. Nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách đạt thấp; 18/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 55%, 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%, 3 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân việc giải ngân vốn đầu tư công chậm là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với đó là giá nguyên, vật liệu xây dựng tăng mạnh, nhất là sắt, thép… đã làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, giá nguyên, vật liệu xây dựng tăng cao 30-40% và kéo dài là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận, nguyên nhân lớn nhất làm chậm tốc độ giải ngân vẫn nằm ở khâu thực thi. Bởi đến nay, các nội dung như chủ trương quyết định đầu tư, thẩm định và khả năng cân đối vốn, điều chỉnh vốn, giao đất, giải phóng mặt bằng, đấu thầu… đều đã được phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương. Các vấn đề về thể chế, luật pháp liên quan đến đầu tư công đều rất rõ ràng, đầy đủ trên tinh thần phân cấp triệt để. Chính phủ đã nhiều lần nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương là tại sao cùng một quy định, cơ chế nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt, để thấy rõ vai trò, kết quả nỗ lực cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

Điển hình như Bộ Giao thông - Vận tải, đến hết tháng 11-2021 đã giải ngân gần 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 73,4% kế hoạch được giao, cao hơn tỷ lệ chung cả nước. Kết quả này là rất quan trọng bởi đây là đầu mối sử dụng số vốn cao hàng đầu. Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) Nguyễn Danh Huy, thực tế, lãnh đạo Bộ luôn nắm bắt tình hình, áp sát và yêu cầu các ban quản lý dự án phải ý thức được trách nhiệm, cố gắng tối đa trong triển khai dự án và chủ động giải ngân vốn.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vào chặng nước rút - Ảnh 2.

Thi công hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, một dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội. Ảnh: Đỗ Tâm

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp

Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến hết ngày 31-1-2022 là hết sức nặng nề. Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ở mức cao nhất, đòi hỏi sự nỗ lực, vào cuộc của các cấp, ngành và địa phương.

Để thúc đẩy giải ngân vốn ngân sách, ngày 22-11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1962/QĐ-TTg thành lập 6 tổ công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số bộ trưởng làm tổ trưởng, để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến ngày 31-10 dưới 60% kế hoạch được giao. 

Làm việc với một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương về giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nêu rõ, các bộ, cơ quan phải thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm đạt mức giải ngân vốn đầu tư công cao nhất trong thời gian còn lại của năm 2021, đồng thời bảo đảm hiệu quả các dự án, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; phân cấp, phân quyền phù hợp với năng lực, gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ…

Còn Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã được kéo dài sang năm 2021 theo chỉ đạo của Chính phủ. Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được điều chỉnh tăng kế hoạch vốn năm 2021, cần khẩn trương phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án để triển khai ngay, qua đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, sau khi chuyển sang trạng thái “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, khó khăn về nhân lực, luân chuyển vật tư đã được khắc phục. Vấn đề cần kịp thời tháo gỡ hiện nay là đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các dự án.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.