Chủ nhật, 12/05/2024

Công ty bia Đan Mạch làm ăn tốt bất chấp thị trường đang đau đầu

26/02/2024 3:58 PM (GMT+7)

Công ty bia Huda do Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) sở hữu nộp vào ngân sách tỉnh Thừa Thiên-Huế 3.500 tỷ đồng năm 2023, chiếm 86,4% trong tổng thu ngân sách của tỉnh từ khối doanh nghiệp nước ngoài. Dù thị trường bia Việt Nam đang lao đao nhưng thương hiệu này vẫn là "gà đẻ trứng vàng" cho tỉnh.

Hàng loạt doanh nghiệp ngành bia tại Việt Nam ghi nhận kết quả quý IV/2023 và cả năm 2023 giảm mạnh so với năm trước nhưng Carlsberg không như vậy. "Đại gia" Đan Mạch hiện đang ở vị trí thứ tư tại thị trường Việt Nam (sau công ty Heineken, Sabeco và Habeco) với 8% thị phần, và ghi nhận sản lượng tăng 8% năm 2022 và 2023, bất chấp nhiều khó khăn trong ngành.

Trong báo cáo cho năm 2023, Carlsberg khẳng định kết quả trên là dựa vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh dựa vào các thương hiệu hạng sang của hãng như Carlsberg, 1664 Blanc, Tuborg, Somersby, và thương hiệu bình dân nội địa Huda.

Công ty bia Đan Mạch làm ăn tốt bất chấp thị trường đang đau đầu- Ảnh 1.

Nhà máy bia Huda tại Thừa Thiên-Huế. Ảnh tư liệu

Carlsberg cũng cho biết với riêng thị trường Việt Nam, công ty sẽ tăng cường đầu tư, tập trung vào các thương hiệu chủ chốt, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh với tham vọng duy trì tăng trưởng sản lượng ở mức một con số bất chấp tình hình suy giảm chung của thị trường.

Cú thâu tóm năm 2011 

Công ty Bia Huda được thành lập vào năm 1990 dưới tên gọi nhà máy bia Huế với công suất ban đầu 3 triệu lít/năm, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh lúc bấy giờ. Đến giữa những năm 90, các công ty bia địa phương lâm vào tình trạng khó khăn do máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, năng lực sản xuất thấp và thiếu những sản phẩm chất lượng cao.

Nhằm tìm ra lối thoát, phần lớn công ty này chuyển hướng sang tập trung sản xuất bia hơi hay tìm đối tác là sáp nhập với các công ty bia lớn để sản xuất cho họ. Theo hướng này, nhà máy bia Huế vào năm 1994 liên doanh với Carlsberg theo tỷ lệ 50-50, chính thức ra đời công Bia Huda chính thức ra đời.

Năm 2011, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chuyển nhượng toàn bộ 50% phần vốn tại Huda với giá 1.875 tỷ đồng cho Carlsberg. Sau khi trừ chi phí chuyển nhượng 545 triệu đồng và thuế thu nhập 411 tỉ đồng, số tiền còn lại 1.250 tỉ đồng đã được phía Đan Mạch chuyển đủ và đã được chi cho đầu tư hạ tầng và các dự án trọng điểm của tỉnh.

Trước thời điểm bán toàn bộ cho Carlsberg, Bia Huế là một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trong tỉnh và thường xuyên đóng góp đến 1/3 tới 1/2 tổng thu ngân sách của Thừa Thiên - Huế. Sau khi được chuyển nhượng 100% cho Carlsberg, Huda vẫn là một trụ cột đóng góp cho ngân sách địa phương liên tiếp trong nhiều năm đến tận bây giờ.

Theo số liệu chính thức của tỉnh về khối FDI trong cả năm 2023, tổng doanh thu từ khu vực kinh tế này ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, đóng góp hơn 10% vào GRDP của tỉnh. Trong đó, đóng góp của Carlsberg Việt Nam là 3.500 tỷ đồng, chiếm 86,4% trong tổng thu ngân sách của khu vực FDI.

Nhà máy bia của Carlsberg Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Bài huyện Hương Thủy là một trong những nhà máy bia lớn nhất miền Trung và cung cấp các dòng sản phẩm như Huda và Huda Gold. Nhà máy có công suất lên đến 360 triệu lít/năm.

"Ngựa ô" trên thị trường Việt Nam

Năm 2023 chứng kiến người tiêu dùng Việt Nam nói chung cắt giảm chi tiêu do suy thoái kinh tế, trong đó có giảm tieu thụ bia, và Chính phủ thực hiệm nghiêm việc kiểm tra độ cồn đối với người đi đường theo Nghị định 100, Carlsberg đạt mức tăng trưởng sản lượng 8%. 

Trái ngược với Carlsberg, báo cáo tổng kết toàn cầu năm 2023 của Heineken cho thấy tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, sản lượng của hãng bia Hà Lan này giảm tới 10,4%, phần lớn vì tình hình thị trường tại Việt Nam. Nếu không tính kết quả từ Việt Nam, sản lượng bia cao cấp của Heineken ở châu Á-Thái Bình Dương tăng khoảng 5%.

Với riêng thị trường Việt Nam, Heineken ước tính sản lượng bia giảm gần 10%, doanh thu ròng giảm hơn 20% trong năm 2023.

Với "ông lớn" Sabeco, công ty sở hữu thương hiệu bia Sài Gòn và 333 được cả nước biết đến, doanh thu của hãng giảm từ 35,2 ngàn tỷ đồng trong năm 2022 xuống 30,7 ngàn tỷ đồng vào năm ngoái, theo số liệu của doanh nghiệp.

Từ Hà Nội, Habeco cho biết từ báo cáo: Hãng đạt doanh thu thuần 7.757 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 355 tỷ đồng năm 2023, giảm lần lượt 7,7% và 30% so với năm 2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Siết xử phạt kinh doanh sản phẩm thuốc lá sai quy định tại TP.HCM

Siết xử phạt kinh doanh sản phẩm thuốc lá sai quy định tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm về kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Công tác xác định tiền sử dụng đất là một vướng mắc về pháp lý mà doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang gặp phải. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông điểm nghẽn trên.

Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn tắt điện sau 22 giờ.

Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn tắt điện sau 22 giờ.

Đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện, từ ngày 1/5 đến 30/6, UBND TP.HCM yêu cầu yêu tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo, hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi xe, khuôn viên, các khu vực công cộng từ 22 giờ và tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ để tiết kiệm điện

TP.HCM tiêu huỷ hàng loạt quần áo, giày, dép, khẩu trang… không rõ nguồn gốc

TP.HCM tiêu huỷ hàng loạt quần áo, giày, dép, khẩu trang… không rõ nguồn gốc

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu huỷ hơn 15.000 sản phẩm quần, áo, váy, giày thể thao, khẩu trang… không rõ nguồn gốc đã được thu giữ trước đó trong quá trình kiểm tra các cơ sở.

Phong cách thanh lịch của Trương Tịnh Nghi

Phong cách thanh lịch của Trương Tịnh Nghi

Hình ảnh của Trương Tịnh Nghi trong một sự kiện gần đây nhận nhiều lời khen ngợi.

Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp - Hội đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế.

Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp - Hội đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế.

Mô hình điểm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp được kỳ vọng trở thành nơi giao lưu, học hỏi và đặc biệt giúp nông dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.