Thứ sáu, 10/05/2024

Nghề "đi chợ nước ngoài"

24/11/2023 10:42 AM (GMT+7)

Tuần rồi, Lan Anh vừa đáp chuyến bay sang Singapore để gom hàng hiệu theo đơn đặt hàng của khách, tổng giá trị lên đến hơn 100 triệu đồng.

Đây là năm thứ 5 Trương Lan Anh ở Hà Nội gắn bó với công việc kinh doanh hàng order.  Đều đặn mỗi ngày, cô tiếp nhận 30-100 đơn hàng. Đa phần là các mặt hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm từ tận Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...

Lan Anh cho biết nghề mua - bán hàng order đã phổ biến tại Việt Nam khoảng 10 năm nay. Hình thức kinh doanh này tương đối đơn giản, người bán (seller) sẽ đặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài về và tiêu thụ trong nước theo order của người mua. Các sản phẩm thường được bán với giá rẻ hơn 10-15% so với hàng bán tại các shop, đại lý, do seller săn giảm giá, canh flashsale để nhập hàng.

Vui buồn ngành order, mỗi lần gom đơn hơn 100 triệu đồng   - Ảnh 1.

Lan Anh trong lần bay gom hàng order ở Singapore. Ảnh: NVCC

Để dễ dàng tiếp cận với thị trường Việt Nam, Lan Anh tập trung vào các sản phẩm phân khúc trung bình, có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Với mỗi đơn hàng, cô có lời khoảng 100.000 đồng. Các sản phẩm cô ưu tiên bán phần nhiều là của các thương hiệu đã có tập khách nhất định, các thương hiệu quen với người tiêu dùng Việt Nam và có mức giá vừa phải, như Lacoste, C&K, Pazzion…

"Tôi chọn cách bán hàng này một phần vì mua bán theo yêu cầu của khách, có đơn hàng, số lượng, mặt hàng nhất định, đảm bảo đầu ra cho người bán, giúp hàng bán ra rất dễ dàng, không cần tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc để làm truyền thông, cũng không phải nặng gánh chuyện hàng tồn", cô gái 28 tuổi chia sẻ về lý do bén duyên với nghề.

Thường thì Lan Anh sẽ chủ động canh thời gian các thương hiệu sale để thông báo với khách hàng, đó cũng là cách "gom đơn" và liên hệ mua trực tuyến từ phía nước ngoài. Với những mặt hàng không phải hàng giảm giá, cô sẽ gom theo đơn đặt hàng, khi đảm bảo số lượng nhất định mới đặt mua, để không bị tồn kho. 

Sau khi nhận hàng từ nước ngoài, cô mới bắt đầu khâu vận chuyển nội địa. Với những đơn hàng lớn, Lan Anh thường bay đến tận nơi để có thể trực tiếp săn hàng. Mỗi đợt như thế, cô phải săn hàng liên tục từ 10h-23h để gom đủ đơn đặt hàng của khách.

"Mỗi lần gom đơn tôi phải xách đến 50kg. Việc tự bay tuy cực nhưng giúp tôi tiết kiệm được kha khá tiền vận chuyển. Thế nhưng, hình thức này chỉ được áp dụng khi tôi nhận một số lượng hàng hóa lớn nhất định, vì cần phải đảm bảo đủ chi phí bay, chi phí sinh hoạt tại nước ngoài. Nếu không tính toán cẩn thận sẽ rất dễ lỗ vốn", Lan Anh chia sẻ.

Vui buồn ngành order, mỗi lần gom đơn hơn 100 triệu đồng   - Ảnh 2.

Thông thường hàng order khách phải cọc trước hơn 50%, để tránh "bom" hàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Điều đặc biệt của việc bán hàng order chính là tính may rủi. Để chắc ăn, người bán thường yêu cầu cọc tiền trước để tránh bom hàng (khách đặt hàng nhưng không nhận). Lan Anh quy định rõ, khách lần đầu mua hàng phải cọc 100% cô mới nhận đơn. Đối với khách quen, số tiền cọc dao động từ 50-80% giá trị  đơn hàng.

"Làm như thế để tránh bom hàng và cũng giúp mình có tiền xoay vốn nhập hàng. Nếu khách bom hàng, tôi cũng không phải âm vốn vì đã nhận tiền cọc", Lan Anh giải thích.

Trái ngược với Lan Anh, suốt 9 năm làm nghề, chị Hoàng Mai (quận Phú Nhuận) ưu tiên nhập các mặt hàng thuộc phân khúc cao cấp, như Dior, Gucci, LV, Hermes... Chính vì thế, chị chọn phương thức nhập hàng xách tay thông qua tiếp viên hàng không, để đảm bảo hàng hóa được kiểm tra cẩn thận.

"Tiếp viên sẽ nhận hình ảnh và mã sản phẩm từ người bán, sau đó ra tận cửa hàng để chọn. Những tiếp viên phải thuê một chiếc xe to, tài xế lái xe theo họ đi vòng quanh các thành phố lớn để chở những món đồ mà họ săn được. Tiền thuê xe thường có giá khoảng 100-150 Euro (khoảng 2-4 triệu đồng) cho 4-6 tiếng thuê", chị Mai chia sẻ.

Chị cho biết các mặt hàng xách tay bởi tiếp viên thường còn giá bèo hơn so với thị trường. Son môi được bán ra với giá chỉ từ 500.000-2 triệu đồng tùy thương hiệu. Nước hoa sẽ có giá nhỉnh hơn, từ 1,5 triệu đồng trở lên. Sự chênh lệch này xuất phát từ khoản hoàn thuế 11,5% tại các sân bay.

"Khi tiếp viên xách tay hàng hóa về, sau khi hoàn thành các thủ tục sẽ được hoàn về khoản thuế 11,5%. Đây cũng chính là khoản tiền lời của sản phẩm. Tiếp viên sẽ nhận được 70% và 30% còn lại thuộc về người bán", chị Mai cho biết.

Với mỗi sản phẩm, chị Mai sẽ thu về số tiền lời tùy theo số lượng đặt hàng của khách. Hàng càng nhiều, tiền lời càng tăng cao. Trung bình, chị Mai bỏ túi về 30-35 triệu đồng cho mỗi chuyến mua hàng xách tay. Chị Mai nhớ mãi lần "trúng đậm" 250 triệu đồng khi săn một chiếc túi Hermes tại Pháp.

"Có một lần tiếp viên xách tay giúp tôi một chiếc túi xách Hermes từ Pháp về với giá 250 triệu đồng. Vì chiếc túi này rất quý và được ưa chuộng nên tôi phải bỏ ra 2 tháng liên tục để săn. Sau đó có vị khách sẵn sàng bỏ ra khoảng 500 triệu đồng để sở hữu chiếc túi. Đó cũng là một trong những sản phẩm có giá trị nhất mà tôi từng bán ra, và cũng mang lại tiền lời không tưởng", chị Mai chia sẻ.

Dù "hốt bạc" từ nghề kinh doanh hàng xách tay, thế nhưng, chị Mai cho biết nghề này cũng đối mặt không ít rủi ro. Vì hàng hiệu chỉ khác nhau một vài chi tiết, nên tiếp viên dễ gặp tình trạng mua nhầm sản phẩm, và người bán đành phải chịu lỗ đậm cho món hàng ấy.

Vui buồn ngành order, mỗi lần gom đơn hơn 100 triệu đồng   - Ảnh 4.

Những lần gom đơn ở nước ngoài toàn số lượng lớn, có khi nặng hơn 50kg. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cùng với đó, thị trường này từ sau đại dịch Covid-19 bùng nổ mạnh, nhiều người tham gia "đi chợ nước ngoài" nên lượng khách bị chia nhỏ, các mối bán hàng cạnh tranh nhau gây gắt.

"Khoảng 5 năm trước, hàng xách tay rất được ưa chuộng. Mỗi đợt tiếp viên nhập hàng về, những người bán sỉ như tôi phải tranh nhau. Gần đây, mỗi ngày chỉ còn nhận lẻ tẻ vài đơn", chị Mai nói.

Trước sự bùng nổ số lượng người bán hàng order như hiện tại, Lan Anh cho rằng việc biết cách lựa chọn hàng uy tín, chất lượng, canh sale để mua được giá rẻ là vô cùng quan trọng. Các mẹo để phòng chống hàng giả như quét mã QR, mã pin gần như không thể tin tưởng được, vì rất dễ làm giả. 

Người bán uy tín sẽ luôn cập nhật tình hình đơn hàng, giá cả hàng hóa cho khách. Từ khâu lên đơn, vận chuyển từ nước ngoài và giao hàng đúng hẹn. Mỗi khi đơn hàng thay đổi trạng thái phải báo cho khách ngay. Ngoài ra, còn nhiều bí quyết khác mà cô khẳng định chỉ có dân làm nghề lâu năm mới có thể nắm được.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng, có 17 tỉnh, thành tham gia

TP.HCM: Hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng, có 17 tỉnh, thành tham gia

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 có tổng số 180 gian hàng, trong đó 53 gian hàng thuộc các tỉnh, thành trên khắp mọi miền đất nước.

Cách mặc áo thun mùa hè dành cho phụ nữ trên 40 tuổi

Cách mặc áo thun mùa hè dành cho phụ nữ trên 40 tuổi

4 công thức diện áo thun sau đây không chỉ trẻ trung mà còn ghi điểm tinh tế.

Muốn khởi nghiệp mở quán cà phê, tới ngay triển lãm này để tiếp cận từ A đến Z

Muốn khởi nghiệp mở quán cà phê, tới ngay triển lãm này để tiếp cận từ A đến Z

Triển lãm quốc tế Cà phê Show tại TP.HCM đang có hàng loạt các thương hiệu nhượng quyền, máy pha chế, nguyên liệu… cho những ai muốn khởi nghiệp mở quán cà phê.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Hiện trạng những vỉa hè đang cho thuê ở trung tâm TP.HCM

Hiện trạng những vỉa hè đang cho thuê ở trung tâm TP.HCM

Vỉa hè tại 11 tuyến đường ở quận 1 đã kẻ vạch phân chia giữa khu vực để xe, buôn bán và lối đi bộ.

Đóng cửa chuỗi trà sữa -18 độ C ở TP.HCM

Đóng cửa chuỗi trà sữa -18 độ C ở TP.HCM

Chuỗi trà sữa -18 độ C sẽ chính thức đóng cửa vào tháng 6, sau 19 năm có mặt tại TP.HCM.