Người Raglai trong Vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Bài 3): Robinson làm kinh tế VAC giữa rừng già

Đức Cường Thứ tư, ngày 19/07/2023 05:47 AM (GMT+7)
Trong những ngày ở thôn Đá Hang thuộc lâm phần vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), chúng tôi tận mắt thấy mô hình làm kinh tế VAC (vườn-ao-chuồng) và căn “biệt phủ” có một không hai của một nông dân người Raglai. Anh tên Lâm Văn Hùng sống tách biệt giữa rừng già như một Robison...
Bình luận 0
Người Raglai trong Vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Bài 3): Robinson làm kinh tế VAC giữa rừng già - Ảnh 1.

"Biệt phủ" giữa rừng già

Theo lời bà con, dù có gia đình, vợ con ở thôn Đá Hang xã Vĩnh Hải, nhưng người đàn ông dân tộc Raglai này vẫn thích sống ở rừng, coi đây như ngôi nhà thứ hai không thể rời xa.

Cuộc sống người Raglai trong vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Kỳ 3:  Vườn cây và “biệt phủ” giữa rừng già - Ảnh 1.

"Biệt phủ" của nông dân người Raglai có tên là Lâm Văn Hùng ở giữa rừng Núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Ảnh: Đức Cường

Theo chân anh Mâu Văn Trùng, Chi hội trưởng chi Hội Nông dân thôn Đá Hang, chúng tôi được dịp băng rừng, vượt suối để mục sở thị tận nơi "biệt phủ" của ông Lâm Văn Hùng (49 tuổi) trong rừng già Núi Chúa.

Từ hồ Nước Ngọt, chúng tôi men theo đường bê tông ngang chừng mét rưỡi dẫn thẳng vào rừng. Đi khoảng 5km, chúng tôi buộc rẽ ngang để vượt suối, tiếp tục men theo đường mòn dẫn sâu vào rừng.

Suối đường đi, chúng tôi bắt gặp những thanh niên Raglai đang mót củi rừng về bán. Càng đi, chúng tôi càng cảm nhận được vẻ hoang sơ, tuyệt đẹp của những cánh rừng Núi Chúa. Ở đây, khí trời mát lạnh, tiếng suối róc rách và tiếng chim rừng ríu rít như lạc vào cõi thần tiên.

Gần một giờ "cuốc bộ" giữa rừng già, chúng tôi bắt gặp cảnh nhà sàn, vườn cây, suối nước hệt như mô hình "vườn ao chuồng" ở đồng bằng. Đây chính là "biệt phủ" giữa rừng của ông Lâm Văn Hùng (49 tuổi) người Raglai thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận).

"Biệt phủ" của ông Lâm Văn Hùng ở giữa rừng Núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) một nông dân người Raglai ở Núi Chúa. T/h: Đức Cường

Lối nhỏ vào khu rẫy của anh Hùng hai bên đầy có dại và gai rừng, bước qua khe suối nhỏ là đến "biệt phủ" của nông dân Lâm Văn Hùng. 

Biết chúng tôi là nhà báo từ miền xuôi lên, anh Hùng dáng người thấp bé, khuôn mặt chất phác liền vui vẻ rót nước trà mời khách.

Ngồi dưới bóng cây giữa rừng, chúng tôi cảm nhận được từng ngọn cây, suối đá, tiếng chim, khói bếp như hòa vào là một. Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú hiếm nơi đâu có được.

Mô hình kinh tế VAC trên Núi Chúa của một nông dân Robinson

Kể về cuộc sống nơi rừng thiêng, ông Hùng cho hay, đã sinh sống một mình nơi đây từ hơn 20 năm trước. Mỗi tháng chỉ xuống núi một hai lần để tiếp thêm mắm muối và thăm vợ con.

Cuộc sống người Raglai trong vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Kỳ 3:  Vườn cây và “biệt phủ” giữa rừng già - Ảnh 5.

"Biệt phủ" có đầy đủ vật dung sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Đức Cường

Toàn khu rẫy rộng hơn 1ha bên bờ suối được anh dẫn nước để trồng cây và chăn nuôi dưới tán rừng. Dù có nhà và vợ con ở làng nhưng anh thích sống ở rừng vì nơi đây như ngôi nhà thứ hai không thể rời xa.

"Ở đây tôi vừa làm kinh tế, vừa hướng dẫn chỉ đường cho du khách khám phá thác nước 5 tầng và tham gia bảo vệ rừng Núi Chúa…", ông Hùng tâm sự.

Chỉ tay về căn nhà sàn rộng chừng 20 mét vuông giữa vườn, ông Hùng tự hào khoe, ở đây có nhà, có vườn, có rau rừng đâu khác gì "biệt phủ" ở miền xuôi. "Khác mỗi cái là không có điện, không có sóng điện thoại, muốn uống nước thì ra suối mang về mình nấu lên là uống thôi…", ông Hùng cười nói.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn điều với toàn cây to bự, nông dân Lâm Văn Hùng tự hào khoe, vườn điều của anh đã hơn 20 năm tuổi. Mỗi năm cây điều cho thu hạt bán trên dưới 40 triệu đồng. Ngoài ra, cây điều còn phủ xanh đồi núi, đa dạng hệ sinh thái rừng Núi Chúa.

Cuộc sống người Raglai trong vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Kỳ 3:  Vườn cây và “biệt phủ” giữa rừng già - Ảnh 7.

Quả lựu chín vàng trong biệt phủ trên Núi Chúa. Ảnh: Đức Cường

Ngoài cây điều, còn có hàng trăm góc chanh, mít, mãng cầu, lựu… và vô số rau màu được đưa lên rừng để nhân giống thành công.

"Ở đây tự cung tự cấp, miền xuôi có rau gì thì ở đây đều có hết, ăn hết thì lại ra liên tục nên không sợ đói…", anh Hùng cho hay.

Cầm trên tay đường ống dẫn nước từ suối rừng vào, anh Hùng khoe thành tích hơn một tháng đào đất đặt ống để "dẫn thủy nhập điền", tưới nước cho rau và có nước sinh hoạt.

Từ suối rừng đổ nước quanh năm, ông Hùng khéo léo đặt ống vào khe suối rồi rải ống dẫn thẳng về vườn. Nước suối trên cao theo dòng, xuôi về "biệt phủ" của nông dân Lâm Văn Hùng suốt ngày đêm cho rau màu và cây rừng thêm xanh.

Cuộc sống người Raglai trong vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Kỳ 3:  Vườn cây và “biệt phủ” giữa rừng già - Ảnh 9.

Nước suối được kéo về để sinh hoạt và tưới cây. Ảnh: Đức Cường

Ngoài trồng cây, làm vườn, nông dân Raglai còn chăn nuôi bò dưới tán rừng. Đàn bò hơn 10 con của ông được chăn thả tự do. Bò cái được ông nuôi sinh sản, bò đực thì nuôi lớn rồi bán thịt để tăng thu nhập cho gia đình.

Theo ông Hùng, cũng nhờ nguồn thu nhập từ "biệt phủ" giữa rừng mà ba đứa con của anh được đến trường. "Con gái đầu làm công nhân ở Đồng Nai, còn hai đứa sau đều đang làm nhân viên cho Resort ở làng du lịch Vĩnh Hy…", anh Hùng tâm sự.

Cuộc sống người Raglai trong vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Kỳ 3:  Vườn cây và “biệt phủ” giữa rừng già - Ảnh 10.

Đàn bò được nuôi dưới tán cây điều trong "biệt phủ" trong rừng già của anh Hùng, nông dân người Raglai, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Ảnh: Đức Cường

Trò chuyện hồi lâu, ông Lâm Văn Hùng ra vườn hái vội quả chanh pha nước mời chúng tôi. "Chanh sạch giữa rừng nên mấy anh yên tâm mà uống, đảm bảo không độc hại mà chỉ có thơm ngon, đảm bảo sức khỏe cho các anh xuống núi…", ông Hùng vui giọng.

Trong lâm phần Vườn Quốc gia Núi Chúa có nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút du khách tham quan. Trong đó, có thác nước 5 tầng thuộc rừng núi thôn Đa Hang.

Ông Lâm Văn Hùng cho hay, từ "biệt phủ" của ông đi khoảng 5 km nữa là đến thác 5 tầng. Muốn lên thác chỉ có đường "cuốc bộ" vì đường núi hiểm trở không thể đi xe.

Theo ông Hùng, "biệt phủ" của ông từng đón nhiều đoàn khách đến, dừng chân để nghỉ ngơi và hỏi đường lên thác nước 5 tầng. Vườn cây và nhà sàn của ông cũng nhiều lần trở thành địa điểm cho khách du kịch Chek-in, sống ảo…

"Cứ dịp cuối tuần thì khá đông người tìm về để khám phá. Trong đó chủ yếu là khách du lịch nước ngoài. Họ leo núi rồi gặp hỏi đường, xin chỗ nghỉ ngơi và được tôi giúp đỡ…", ông Hùng nói.

Mời độc giả Báo điện tử Dân Việt đón đọc bài: Người Raglai trong Vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Bài 4): Bảo vệ rừng để làm du lịch xanh.

Người Raglai trong Vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận (Bài 3): Robinson làm kinh tế VAC giữa rừng già - Ảnh 9.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem