Vợ chồng ở Cà Mau làm giàu từ nghề đặc biệt, vận chuyển "hàng hóa" nặng hàng chục tấn mà cứ như không

Tân Điền Thứ hai, ngày 07/08/2023 10:30 AM (GMT+7)
Từ nghề xây và vận chuyển cống xổ tôm nặng hàng chục ký bằng đường thủy, đôi vợ chồng ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau kiếm về 500 triệu đồng mỗi năm.
Bình luận 0
Vợ chồng ở Cà Mau làm giàu từ nghề đặc biệt, vận chuyển "hàng hóa" nặng hàng chục tấn mà cứ như không - Ảnh 1.

Chuyển cống xổ tôm hàng chục tấn mà cảm giác nhẹ bẫng cứ như không

Người mà chúng tôi nhắc đến là vợ chồng anh Nguyễn Văn Ðạt (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thuý (38 tuổi). Đến ấp Biện Nhạn, xã Viên An Đông hỏi cơ sở sản xuất cống xổ vuông của vợ chồng anh thì ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Bởi anh chị nổi tiếng khắp nơi khi nghĩ cách cách vận chuyển những chiếc cống nặng hàng chục tấn một cách dễ dàng đến khách hàng.

Vợ chồng ở Cà Mau làm giàu từ nghề đặc biệt, vận chuyển "hàng hóa" nặng hàng chục tấn mà cứ như không - Ảnh 1.

Cống xổ vuông được vợ chồng anh Đạt đổ trực tiếp trên phà.

Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, trong đó nuôi quảng canh hơn 150.000ha. Ở vùng nuôi tôm quảng canh, mỗi tháng sẽ có hai con nước để thu hoạch tôm, cá. Cống là phương tiện bắt buộc phải có để nông dân cấp, xổ nước và thu hoạch thủy sản mỗi khi đến con nước.

Tiếp chúng tôi trong nơi sản xuất rộng hơn 50m2 nằm cặp sông, anh Đạt cho biết làm cống xổ vuông là nghề rất nặng nhọc, ngoài đòi hỏi phải có kỹ thuật cao trong khâu thiết kế, xây, thì phải có kỹ năng trong vận chuyển cung cấp đến khách hàng. Nhìn thì đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

Theo anh Đạt, anh học nghề từ cha của mình. Mấy chục năm trước, ông thấy người dân địa phương tốn nhiều công sức để xây cống trên bờ, rồi cần đến hàng chục người để chuyển cống xuống vuông tôm, nên nảy sinh ý định đổ cống trên phà cho đỡ tốn sức. Thay vì đổ cống trên nền đất như cách làm truyền thống, ông đổ trực tiếp trên những chiếc phà. Sau đó vợ chồng anh Đạt học nghề rồi ngày càng hoàn thiện kỹ thuật. Vợ chồng anh đầu tư 4 chiếc phà công suất lớn để phát triển nghề.

"Cống sẽ được làm vào thời điểm nước cạn khi phà nằm trên bãi. Khi thành phẩm sẽ giao cho khách vào con nước lớn. Dựa vào sức nước và kỹ thuật riêng, phà chở cống di chuyển nhẹ nhàng dù nặng hàng chục tấn. Làm cống theo cách mới, tôi chỉ cần năm, sáu người thay vài chục người như trước, lại rất an toàn", anh Đạt chia sẻ.

Vợ chồng ở Cà Mau làm giàu từ nghề đặc biệt, vận chuyển "hàng hóa" nặng hàng chục tấn mà cứ như không - Ảnh 2.

 Hiện, cơ sở của anh Đạt trở thành nơi bán chạy nhất vùng cực Nam của Tổ quốc do được nhiều người biết đến.

Theo lời anh Đạt, làm cống là một công việc vất vả, nặng nhọc bởi hàng ngày người thợ phải "làm bạn" với những khối xi măng nặng hàng tấn. Đặc biệt, cống xổ vuông sau khi hoàn thành, những người thợ làm cống như ông phải vận chuyển quãng đường dài để cung cấp cho khách hàng. Nếu không may gặp sự cố sẽ trắng tay bởi loại này rất khó trục vớt khi bị chìm.

Làm nghề cống xổ vuông: Kiếm 500 triệu đồng mỗi năm

Là phụ nữ nhưng chị Thúy không ngại nặng nhọc, luôn sát cánh cùng chồng từ khâu trộn hồ đến làm đẹp cho cống.

Theo chị Thúy, tuy có nhiều loại cống nhưng về cơ bản cống xổ vuông sẽ có 2 phần đầu rộng, mình cống hình trụ với chiều cao khoảng 2m. "Chiều cao thường cố định còn chiều rộng, dài thì tùy theo khách đặt, cứ 1m tới thì tôi lấy giá 2,3 triệu đồng", chị Thúy cho biết.

Vợ chồng ở Cà Mau làm giàu từ nghề đặc biệt, vận chuyển "hàng hóa" nặng hàng chục tấn mà cứ như không - Ảnh 3.

Anh Đạt đổ vật liệu vào khuôn cống.

Nguyên liệu làm cống là sắt, cát, đá, xi măng. Người thợ sẽ chế tạo ra khuôn bằng sắt, sau đó đan vỉ, ghép khuôn, đổ vách, đáy, tay quay cống... Trung bình một chiếc cống dài 10m sẽ được làm trong vòng 2 ngày với khoảng 5 nhân công, khi hoàn thành thì đợi khô từ 3 đến 4 ngày rồi chở tới các hộ dân. Trung bình mỗi tháng cơ sở của vợ chồng anh Đạt làm từ 15 chiếc cống trở lên.

Theo chị Thúy, khi xây hoàn thành một chiếc cống, cơ sở cũng hỗ trợ các chủ vuông đặt cống (hạ cống xuống vuông). Khâu đặt cống rất nặng nhọc và công phu vì vậy chỉ những người có kinh nghiệm mới làm được. Ðể đưa cống từ phà tới được vị trí lắp đặt, anh Ðạt dùng ván chuẩn bị sẵn bịt kín hai đầu miệng cống lại, hai bên vách cống anh dùng 8 thùng phuy buộc vào để nổi, sau đó nhận chìm phà để đưa cống xuống nước và dùng dây kéo vào nơi lắp đặt.

"Làm nghề gì cũng có cái khó của nó. Riêng nghề làm cống xổ vuông thì khó nhất là khâu hạ cống cho khách. Mình phải hết sức cẩn thận, nếu không thì cống sẽ bị nghiêng, lật, khi chỉnh lại rất khó khăn. Ban đầu vợ chồng tôi chỉ bán ở huyện Ngọc Hiển, nhưng dần dần nhiều người biết tới nên hiện tôi đã bán cống ở các huyện lân cận", chị Thúy cho hay.

Với khoảng gần 20 năm gắn bó trong nghề, vợ chồng anh Đạt đã sản xuất, lắp đặt hàng nghìn chiếc cống xổ vuông bán ra thị trường trong tỉnh.

Tuy là nghề vất vả, nhưng với bí quyết riêng, vợ chồng anh Đạt cùng với nhân công phải làm xuyên suốt mới đủ cung cấp cho khách hàng. Mỗi năm gia đình anh kiếm được từ 400 đến 500 triệu dồng từ nghề.

Vợ chồng ở Cà Mau làm giàu từ nghề đặc biệt, vận chuyển "hàng hóa" nặng hàng chục tấn mà cứ như không - Ảnh 4.

Một chiếc cống đã hoàn thành chờ con nước lớn để giao cho khách hàng.

Là một khách hàng vừa đặt mua cống từ vợ chồng anh Đạt với giá hơn 20 triệu đồng, ông Nguyễn Ngọc Khanh, ngụ ấp Vịnh Nước Sôi, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, cho biết: "Vùng này nhiều người đều đặt cống ở chỗ vợ chồng Đạt vì mẫu mã và chất lượng tốt, lại có hàng nhanh. Ở đây vùng sâu vùng xa nếu tự làm cống thì rất khó khăn. Nghe mọi người giới thiệu chỗ của Đạt uy tín nên tôi quyết định đặt hàng. Cống không chỉ đẹp mà tôi thấy việc di chuyển hay lắp đặt cũng dễ, an toàn".

Ông Hà Văn Sáng (ngụ huyện Ngọc Hiển), chia sẻ: "Trong nuôi tôm, nguồn nước được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Ở những vùng như Năm Căn, Ngọc Hiển bà con thường có diện tích sản xuất lớn, lại gần biển nên cần có những chiếc cống kiên cố chất lượng. Chính vì thế hầu hết cống xổ ở vuông này thường được làm rất quy mô".

Cũng theo lão nông này, việc xổ nước ra vào vuông tôm thường xuyên sẽ giúp loại bỏ ra những chất bẩn, bùn thối… gây hại cho tôm. "Cống xổ vuông nhà tôi được Đạt lắp đặt gần 10 năm nhưng vẫn còn ngon lành", ông Sáng cho hay.

Còn đối với lão nông Nguyễn Văn Minh (ngụ huyện Ngọc Hiển), chia sẻ: "Trong nuôi tôm, bên cạnh con giống thì nguồn nước được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Nước chảy mạnh sẽ giúp loại bỏ ra bên ngoài những chất bẩn, bùn thối… gây hại cho tôm. Cống xổ vuông nhà tôi được ông Đạt lắp đặt gần 10 năm nhưng vẫn còn ngon lành".

Bài dự thi tham dự Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

Mời bạn tham gia Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

- Tác phẩm dự thi phải viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam", ưu tiên cho chủ đề về "Nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số", là những tác phẩm phản ánh đúng sự thực khách quan. Ban Tổ chức Giải báo chí không nhận các tác phẩm hư cấu, tác phẩm văn học.

- Thể loại của các phẩm dự thi là ký sự, phóng sự, bút ký, bài phản ánh, bài phản biện viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

- Bài gửi dự thi trên báo in (đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay): Bài viết có dung lượng 1.000-1.500 chữ + 2-3 ảnh, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Bài dự thi trên báo điện tử (đăng trên Báo điện tử Dân Việt- Danviet.vn): Bài viết có dung lượng tối đa không quá 2.500 từ + 3-4 ảnh + clip, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Đối với các tác phẩm từ các cơ quan báo chí khác, bài dự thi là một tác phẩm hoặc một chùm bài được đăng tải trên báo, tạp chí in hoặc báo, tạp chí điện tử.

- Mỗi cơ quan báo chí được gửi tối đa 05 tác phẩm về Ban Tổ chức Giải báo chí viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" để chấm giải (với báo, tạp chí in, phải gửi tác phẩm, kèm số báo đăng tác phẩm, có xác nhận của cơ quan; bài đăng trên báo, tạp chí điện tử phải in tác phẩm ra và gửi kèm đường link, có xác nhận của cơ quan).

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 12/2023. (Trong đó, thời gian nhận bài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc ngày 15/11/2023 để Ban Tổ chức tổng hợp, chấm Giải).

Địa chỉ nhận tác phẩm:

Các tác phẩm gửi về để đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt gửi về hòm thư điện tử nhận bài dự thi: buihongliendv@gmail.com.

Điện thoại: 0902026692 (Nhà báo Bùi Hồng Liên- Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, thư ký Giải).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem