Chủ nhật, 05/05/2024

Vì sao nhiều người Nhật Bản không còn ăn cơm

10/07/2023 8:14 PM (GMT+7)

Cơm - món ăn truyền thống - đang thất thế trước các thực phẩm dễ chế biến và rẻ tiền hơn tại thị trường Nhật Bản.

Vì sao nhiều người Nhật Bản không còn ăn cơm - Ảnh 1.

Nhiều người Nhật Bản không còn thích ăn cơm và các món truyền thống khác.

Tại nhà hàng Yoshinoya ở Osaka, một phần gyūdon, cơm với thịt bò, được bán với giá 632 yên (4,5 USD) cùng với các món ăn kèm gồm bắp cải muối và súp miso.

Trong nhiều năm, bát gyūdon, một biểu tượng của vòng xoáy giảm phát ở Nhật Bản, được những nhân viên văn phòng eo hẹp về thời gian và tiền bạc lựa chọn cho bữa trưa, ngay cả sau khi Yoshinoya, chuỗi có khoảng 1.200 cửa hàng trên toàn quốc, tăng giá món ăn này vào năm 2021, theo Guardian.

Nhưng ngày nay gyūdon đã không còn được ưa chuộng như trước, khi thành phần chính của món ăn này dần biến mất trong bữa ăn của người Nhật.

Các gia đình Nhật Bản đang ăn ít cơm hơn hơn bao giờ hết. Vị trí của gạo trong ngành lương thực đang bị lung lay bởi tình trạng suy giảm dân số, lối sống thay đổi và sự gia tăng nhanh chóng của các lựa chọn thay thế ngon miệng.

Ăn bánh mì rẻ và dễ hơn

Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, mức tiêu thụ gạo hàng năm của đất nước này đạt đỉnh điểm vào năm 1962, khi mỗi người ăn trung bình 118 kg, tức hơn 5 bát cơm cỡ trung bình mỗi ngày. Đến năm 2020, mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm hơn một nửa xuống chỉ còn dưới 51 kg.

Năm 2011, lần đầu tiên các hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu nhiều hơn cho bánh mì so với gạo. Người Nhật bắt đầu ăn nhiều sản phẩm làm từ lúa mì hơn, chẳng hạn như bánh mì, mì và mì ống.

Sự gia tăng của các hộ gia đình độc thân và áp lực của công việc, cuộc sống khiến nhiều người đang đặt sự thuận tiện lên trên lòng trung thành với "gohan" - từ tiếng Nhật có nghĩa là cơm hay một bữa ăn.

Vì sao nhiều người Nhật Bản không còn ăn cơm - Ảnh 2.

Tiêu thụ gạo giảm mạnh tại Nhật Bản.

Ngày nay, bữa sáng điển hình của người Nhật thường gồm bánh mì nướng và trứng luộc, chứ không phải là món ăn truyền thống như cơm, cá nướng, súp miso.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của nhà phân phối gạo Makino, 84,8% người được hỏi cho biết họ vẫn ăn cơm hàng ngày, nhưng 68,1% nói rằng chỉ ăn một bữa cơm trong ngày, 16,7% ăn cả 3 bữa.

Nanami Mochida, một giáo viên sống gần Tokyo và là mẹ của một cô con gái tuổi teen, cho biết: "Ăn bánh mì dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng. Chuẩn bị bữa sáng kiểu Nhật mất quá nhiều thời gian. Bạn cần vo gạo trước, sau đó có thể mất 30 phút đến một tiếng để nấu, ngay cả với nồi cơm điện".

Nấu cơm và các món ăn kèm mất quá nhiều thời gian

Khu phố Fukushima của Osaka từng có khoảng 50 cửa hàng gạo; giờ chỉ còn lại 5, bao gồm doanh nghiệp 100 năm tuổi của Shigeru và Teruyo Okumura.

Shigeru, chủ sở hữu thế hệ thứ ba của cửa hàng, cho biết: "Ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn đến nỗi mọi người không còn nghĩ đến cơm khi lên kế hoạch cho một bữa ăn nữa. Ngay cả những người thích nấu ăn cũng có xu hướng cho rằng cơm hơi nhàm chán vì chỉ có một cách nấu".

Yukari Sakamoto, tác giả của Food Sake, cho rằng giới trẻ thích ăn nhiều món ăn hơn, không chỉ là cơm truyền thống của Nhật Bản, súp miso và các món ăn phụ - những thứ mất nhiều thời gian nấu hơn so với bánh mì nướng và trứng luộc hoặc một bát mì.

"Chất lượng bánh mì và số lượng cửa hàng bánh mì ngày càng tăng khiến việc lựa chọn thức ăn này thay cơm dễ dàng hơn. Và gạo thì cũng không hề rẻ".

Vì sao nhiều người Nhật Bản không còn ăn cơm - Ảnh 3.

Nhiều người Nhật thích những bữa ăn đơn giản, nhanh gọn.

Với mức tiêu thụ trong nước đang suy giảm, các nhà sản xuất đang hướng đến thị trường nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh ẩm thực Nhật Bản được quan tâm trên toàn cầu.

Xuất khẩu gạo của Nhật Bản đã tăng từ 4.515 tấn năm 2014 lên 22.833 tấn vào năm 2021 – tăng gấp 5 lần trong 7 năm, với 1/3 là xuất khẩu sang Hong Kong (Trung Quốc).

Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn chiếm chưa đến 0,5% sản lượng gạo nội địa của Nhật Bản, khiến các hợp tác xã nông nghiệp khuyến khích nhà hàng phục vụ nhiều món "donburi" (cơm bát) hơn.

Okumura, đầu bếp mô tả mình là "người ăn cơm 95%", thừa nhận rằng các chiến dịch không thể đảo ngược xu hướng. "Việc nấu cơm và các món ăn kèm mất quá nhiều thời gian. Hiện tại, nhiều người bận rộn chỉ muốn một bữa ăn đơn giản, nhanh gọn".

Theo Zing


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Cơ quan chức năng cho rằng nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc việc xác định tiền sử dụng đất, TP.HCM sẽ có khoảng hơn 100 hồ sơ dự án được giải quyết, với khoảng hơn 80.000 sổ hồng.

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Thủ tướng: Đưa kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững

Thủ tướng: Đưa kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Toyota Hilux được đại lý giảm giá dù chưa ra mắt

Toyota Hilux được đại lý giảm giá dù chưa ra mắt

Mặc dù chưa chính thức ra mắt nhưng Toyota Hilux đã được một số đại lý nhận đặt cọc với mức giá ưu đãi hơn so với mức giá tạm tính.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.