Thứ sáu, 17/05/2024

Trung Quốc dừng thông quan tại cửa khẩu giáp Quảng Ninh để chống dịch

22/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, vừa xác nhận phía chính quyền thành phố Đông Hưng, Trung Quốc, có thông báo gửi chính quyền thành phố Móng Cái về việc tạm dừng thông quan hàng hóa ở cặp cửa khẩu quốc tế này để phục vụ việc phòng chống dịch Covid-19 ở phía Trung Quốc.


Trung Quốc dừng thông quan tại cửa khẩu giáp Quảng Ninh để chống dịch - Ảnh 1.

Xe chở hàng hóa chờ làm thủ tục nhập cảnh qua cầu Bắc Luân 2 – cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Ảnh minh họa: TTXVN

TTXVN dẫn thông báo của phía Đông Hưng, trước tình hình phòng, chống dịch hiện nay ở thành phố này, việc thông quan người và hàng hóa tại cửa khẩu Đông Hưng (bao gồm cả cặp chợ biên mậu/cầu phao) sẽ tạm dừng kể từ 0 giờ ngày 21-12-2021, thời gian thông quan sẽ được thông báo sau.

Những người đã đặt lịch hẹn thành công qua Hệ thống nhập cảnh hẹn trước tại cửa khẩu Đông Hưng, nếu đang hoặc đã đến thành phố Móng Cái, cần tuân thủ theo các quy định về phòng, chống dịch của thành phố Móng Cái, có thể chọn lưu trú tại các khách sạn cách ly thành phố Móng Cái chờ cửa khẩu Đông Hưng thông quan lại bình thường, khi thông quan lại sẽ làm thủ tục nhập cảnh theo thứ tự hẹn trước. Đồng thời, đề nghị du khách lựa chọn cửa khẩu nhập cảnh phù hợp theo lộ trình để tránh việc lộ trình theo kế hoạch bị thay đổi do các yếu tố khác.

Phía Đông Hưng thông báo thêm cửa khẩu Đông Hưng hiện nay (bao gồm cả cặp chợ biên mậu/cầu phao) các xe hàng xếp hàng chờ xuất nhập cảnh, thời gian chờ lâu. Đối với những mặt hàng cần xuất, nhập khẩu gấp cần chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch xuất nhập khẩu, sắp xếp thời gian thông quan hợp lý, thận trọng lựa chọn cửa khẩu thông quan để tránh những tổn thất không đáng có do hàng hóa tồn đọng.

UBND thành phố Móng Cái cũng thông báo tới các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tế để có kế hoạch điều phối hàng hóa phù hợp, tránh để tình trạng ách tắc hàng hóa ở khu vực cửa khẩu Quốc tế Móng Cái.

Theo dòng thời sự, trước tình trạng hàng ngàn xe container chở hàng hoá nông sản vẫn đang ùn ứ tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng này. Đồng thời liên tục khuyến cáo doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu cần cập nhật thông tin, diễn biến tình hình thực tế tại các cửa khẩu, tránh tình trạng tiếp tục đưa hàng lên khi chưa được thông quan.

Báo Công Thương dẫn thống kê của các cơ quan chức năng, tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu chính ở Lạng Sơn như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma… kéo dài khoảng nửa tháng qua. Cập nhật đến ngày 18-12, tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, hiện tồn khoảng 2.842 xe. Các container chở chủ yếu là dưa hấu (Quảng Ngãi), thanh long (Bình Thuận), chuối xanh (Tiền Giang), mít (Đăk Lắk, Tiền Giang) và xoài (Bình Định).

Tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, 1.196 xe ùn ứ, với mặt hàng chủ yếu là nông sản, ván bóc, linh kiện điện tử. Còn cửa khẩu Chi Ma tồn 650 xe. Mặt hàng tồn chính là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân…

Trong khi đó, lượng phương tiện đưa lên cửa khẩu lại vượt so với năng lực thông quan.

Lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cho tới nay, nhờ nỗ lực của cả hai bên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì nhưng năng lực thông quan chưa được cải thiện nhiều do cả hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp chống dịch. Nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc cũng vẫn còn thiếu.

Thời điểm hiện nay, phía Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết của thị trường Trung Quốc tăng cao, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vào chính vụ thu hoạch vốn xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc nên đã phát sinh tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hoá, phương tiện cục bộ tại các cửa khẩu biên giới.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này như trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm với các cơ quan phía Trung Quốc để trao đổi các nội dung, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn ứ, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực biên giới Việt – Trung. Đồng thời, trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương…

Về phía doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến cáo thương nhân cần theo dõi sát diễn biến tình hình tại các cửa khẩu và thị trường mua hàng, thông qua các phương tiện thông tin và cảnh báo từ các địa phương.

Theo ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương trong thời gian qua đã thường xuyên thông tin và nhiều lần có văn bản khuyến cáo gửi các doanh nghiệp, hiệp hội cũng như đề nghị các địa phương, các vùng trồng trọng điểm tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người nông dân, các doanh nghiệp về một số nội dung. Thứ nhất là thường xuyên cập nhật thông tin tình hình các tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt trong thời điểm gần Tết Nguyên đán về tình hình ùn ứ hàng hóa tại Lạng Sơn. Thứ hai là, trong thời gian tới, phải lưu ý khi có những thông tin về lịch nghỉ Tết Nguyên đán của phía Trung Quốc để có sự chủ động điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới cho phù hợp với năng lực thông quan tại khu vực cửa khẩu cũng như thời gian nghỉ cửa khẩu trong dịp Tết Nguyên đán của phía Trung Quốc…

Về lâu dài, Bộ Công Thương cho biết, cùng với việc tăng cường làm việc với các cơ quan chức năng của phía bạn, cơ quan này cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng và Tham tán thương mại, đại diện thương vụ, đại diện các văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề liên quan khác tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt là khi Ccính quyền phía Trung Quốc có chính sách phát sinh đột xuất tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, tăng cường công tác phổ biến thông tin, quy định mới của thị trường Trung Quốc cho các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thúc đẩy đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương triển khai các Lệnh 248 và 249 của Hải quan Trung Quốc…

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã nhiều lần khuyến cáo doanh nghiệp cần chuyển hình thức kinh doanh với phía Trung Quốc sang chính ngạch (mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.