Thứ sáu, 10/05/2024

Tìm lại động lực đánh thức khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

13/08/2022 6:18 PM (GMT+7)

Những chính sách hiện hành khó có thể tạo ra động lực nâng cao năng lực cạnh và thu hút đầu tư cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Tây Ninh cần tạo ra tạo lợi thế bằng sự vượt trội ở kết cấu hạ tầng; nhân lực; và khả năng liên kết vùng.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài "chết yểu" từ ngày mất động lực

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được thành lập từ năm 1998, với quy mô diện tích 21.284ha; được kỳ vọng tạo sự phát triển đột phá cho Tây Ninh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh cho biết, những năm đầu, tình hình hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài rất sôi động.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thu hút được nhiều du khách đến tham quan, mua sắm. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thành lập, thu hút đầu tư của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được như kỳ vọng so với quy mô, lợi thế và tiềm năng.

Số dự án đầu tư, vốn đăng ký, diện tích đất đăng ký thực hiện tuy nhiều nhưng việc triển khai thực hiện rất thấp.

Đến nay, chỉ có 15% trên tổng diện tích đất đăng ký đầu tư được đưa vào khai thác, sư dụng, chủ yếu là các dự án sản xuất và thương mại - dịch vụ.

Các dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều đất (khoảng hơn 1.600ha) trong nhiều năm liên không triển khai được, do đền bù không liền thửa.

Việc này làm lãng phí tài nguyên, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, cũng như khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân.

Các dự án siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đường biên chỉ thực sự khởi sắc vào những năm đầu khi áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách nội địa tham quan, du lịch.

Khi chính sách này thay đổi, hoạt động thương mại ngày càng bị thu hẹp dần. Doanh thu sụt giảm dần qua từng năm, trong giai đoạn 2011-2017.  

Cụ thể, doanh thu hoạt động thương mại năm 2011 đạt 1.237 tỷ đồng. Đến năm 2017 chỉ còn 476 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2018, shính sách bán hàng miễn thuế của Chính phủ bị bãi bỏ, các doanh nghiệp mua bán hàng miễn thuế đều ngừng hoạt động.

Thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài rất thấp. "Nếu loại trừ số thu phí hạ tầng cửa khẩu thì số thu chỉ chiếm chưa đến 1% ngân sách tỉnh", ông Hùng cho biết.

Cơ sở vật chất của một số dự án các Trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, các dự án đô thị đến nay bị xuống cấp, hư hỏng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, lãng phí tài nguyên đất đai. Ảnh: Trần Khánh

Cơ sở vật chất của một số dự án các Trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, các dự án đô thị đến nay bị xuống cấp, hư hỏng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, lãng phí tài nguyên đất đai. Ảnh: Trần Khánh

Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan khiến khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài không phát triển được như kỳ vọng. Nguyên nhân căn bản là sự thay đổi về chính sách đầu tư, thương mại.

Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài lấy thương mại, dịch vụ làm động lực. Trong đó, khâu đột phá là thực hiện chính sách kinh doanh bán hàng miễn thuế.  

"Mục tiêu này dựa vào chính sách thuế là chính. Nên khi chính sách thay đổi, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài mất động lực phát triển", ông Hùng cho biết.

Quy hoạch khả thi, dài hạn cho khu kinh tế Mộc Bài

Ông Nguyễn Thành Tâm - Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh chia sẻ, Mộc Bài từ lâu đã trở thành cửa ngõ, cầu nối trên bộ quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tiếp tục được xác định là một trong những Khu kinh tế trọng điểm của cả nước.

Tuy nhiên, làm sao để khu kinh tế Mộc Bài phát triển tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng; xứng đáng là cửa ngõ, là hình ảnh đối ngoại của quốc gia ở biên giới phía Tây Nam là sự trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.

Nghị quyết số 39 năm 2021 của Quốc hội đã xác định "Vùng Đông Nam Bộ phát triển chuỗi công nghiệp, đô thị Mộc Bài – TP.HCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á".

Các phương tiện qua lại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Ảnh: T.L

Các phương tiện qua lại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Ảnh: T.L

Mộc Bài là một trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Đây là những tiền đề quan trọng, để Khu kinh tế Mộc Bài tái định hình, tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, hiện nay vùng Đông Nam Bộ đang xoay quanh 2 tâm điểm mới. Đó là Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép.

Để Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài phát triển, Tây Ninh cần phải có quy hoạch mang tính khả thi. Trong đó, cần quan tâm đến kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ, thông qua đường cao tốc kết nối TP.HMC, cảng Cái Mép, cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thì đề nghị Tây Ninh cần xác định chính sách vượt trội cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Hiện nay, Mộc Bài đang được áp dụng mức ưu đãi của vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 35 năm 2022 của Chính phủ, về việc quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế.

Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng những chính sách hiện hành sẽ khó có thể tạo ra động lực thu hút đầu tư cho Khu kinh tế Mộc Bài.

Tây Ninh: Tìm lại động lực để đánh thức khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Ảnh 6.

Tây Ninh cần tăng cường kết nối hạ tầng giao thông cho Khu kinh tế Mộc Bài. Ảnh: ĐHT

Ông Thắng cho rằng, phương thức tạo lợi thế bằng chính sách ưu đãi (bằng mọi giá) đối với các nhà đầu tư là tư duy cũ của những năm 1980. Việc tạo lợi thế bằng tính đặc thù là tư duy của những năm 1990.

"Việc tạo lợi thế bằng sự vượt trội, nghĩa là tạo ra sự khác biệt và lợi thế nhờ đạt tới một đẳng cấp cao hơn mới là tư duy hiện đại trong bối cảnh hội nhập", ông Thắng nói.

Theo đó, sự vượt trội được biểu hiện trên nhiều khía cạnh, tập rung môi trường quản trị; hệ thống kết cấu hạ tầng; nhân lực; và sự vượt trội về khả năng kết nối, liên kết vùng.

Tư duy mới này nhằm định hướng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài phát triển theo mô hình khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Trọng tâm là hình thành một Trung tâm công nghiệp - đô thị - thương mại dịch vụ và logistic.

Với quy mô diện tích 21.284ha, Mộc Bài có đủ dư địa để phát triển một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành có tầm cạnh tranh với khu vực và quốc tế.

"Vấn đề quan trọng đầu tiên là Tây Ninh cần có một quy hoạch phù hợp, mang tầm nhìn dài hạn, ổn định", ông Thắng nhấn mạnh.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Khu công nghiệp hơn 350ha tại Bình Dương vướng nhiều sai phạm

Khu công nghiệp hơn 350ha tại Bình Dương vướng nhiều sai phạm

Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã có kết luận thanh tra về kết quả trình tự đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tân Bình do công ty Cổ phần Công nghiệp Tân Bình làm chủ đầu tư.

Giá xăng dầu giảm mạnh, RON 95 xuống còn hơn 23.540 đồng/lít

Giá xăng dầu giảm mạnh, RON 95 xuống còn hơn 23.540 đồng/lít

Giá xăng dầu bán lẻ trong nước đột ngột giảm mạnh từ 700 đồng đến hơn 1.400 đồng/ lít bắt đầu từ 15 giờ ngày hôm nay 9/5.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về tổng kết 2 năm thí điểm tuyến xe buýt điện VinBus. Đây là tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động từ cuối tháng 2/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương, cùng nhân dân, doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ các dự án giao thông từ 3 đến 6 tháng.