Thứ hai, 20/05/2024

Thu hút đầu tư ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt kỳ vọng

09/07/2022 6:01 PM (GMT+7)

Sau hơn 20 năm thành lập, thu hút đầu tư ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được như kỳ vọng so với quy mô, lợi thế và tiềm năng.

Thương mại biên giới còn gặp nhiều khó khăn

Hoạt động thương mại biên giới 6 tháng đầu năm 2022 của Tây Ninh tuy có tăng so với cùng kỳ nhưng vẫn còn gặp không ít hạn chế.

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh mới đây cho biết, 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh ước đạt hơn 2.309 triệu USD; tăng 3,76% so cùng kỳ.

Hoạt động xuất nhập khẩu mì và các sản phẩm từ mì ở cửa khẩu biên giới Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Hoạt động xuất nhập khẩu mì và các sản phẩm từ mì ở cửa khẩu biên giới Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với Campuchia của các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh đạt 835,2 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 8,13 triệu USD, nhập khẩu đạt gần 821 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu do phía Việt Nam sản xuất chủ yếu là xi măng, túi nhựa, bã mì, bột cá, cá hộp, chất tẩy, cám các loại, thức ăn cho heo, gà vịt, hóa chất, dầu ăn, hàng tạp hóa, rau củ quả các loại.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là củ mì tươi, mì lát khô, gỗ điều xẻ, gỗ tạp, cao su thiên nhiên, gỗ các loại, hạt điều tươi chưa bóc vỏ, mía.

Tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu Thương mại Công nghiệp Mộc Bài hiện chỉ còn duy nhất Công ty CP TM Sài Gòn Tây Nam hoạt động mua bán hàng hóa.

Các mặt hàng chủ yếu của công ty Sài Gòn Tây Nam là dầu ăn, sữa các loại, nước giải khát, cá hộp, linh kiện máy tính và bánh kẹo các loại.

Công ty TNHH Thương mại Thế Kỷ Vàng kinh doanh bán hàng miễn thuế tại Trạm Kiểm soát Liên hợp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đã xin tạm dừng hoạt động bán hàng tại cửa hàng miễn thuế trong đợt dịch Covid-19.

Hoạt động thương mại ở Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát. Ảnh: Trần Khánh

Hoạt động thương mại ở Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát. Ảnh: Trần Khánh

Còn ở Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, hoạt động thương mại tập trung chủ yếu vào xuất nhập khẩu hàng hóa. Hoạt động thương mại và dịch vụ tại chỗ chưa phát triển.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được như kỳ vọng

Theo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến nay thu hút được 56 dự án đầu tư; với tổng vốn đầu tư đăng ký là 401 triệu USD và 8.600 tỷ đồng.

Trong năm 2021, thông qua công tác giám sát đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã thu hồi 3 dự án không còn khả thi. Hiện nay, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đang có 33 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Lê Thanh Kiệt - Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cho biết, sau hơn 20 năm thành lập, thu hút đầu tư của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được như kỳ vọng so với quy mô, lợi thế và tiềm năng.

Xe container xếp hàng chờ thông quan ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Ảnh: Trần Khánh

Xe container xếp hàng chờ thông quan ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Ảnh: Trần Khánh

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được thành lập từ năm 1998, với quy mô diện tích 21.284ha. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2020.

Theo Sở Kế hoạch Đầu tư, quá trình triển khai quy hoạch chung năm 2009 đang gặp một số vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.

Thống kê đến cuối năm 2020, diện tích đất xây dựng trên toàn Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài mới chỉ đạt trên 32% quy hoạch.

Các dự án phát triển đô thị, khu dân cư, nhà ở thương mại thiếu thị trường đầu tư nên chậm triển khai. Việc xem xét chuyển đổi hoặc chấp thuận lại chủ trương đầu tư vấp phải quy định hiện hành về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được quy hoạch theo hướng công nghiệp công nghệ cao, thông minh; công nghiệp xanh; đô thị xanh, sạch, thông minh và bền vững. Ảnh: An Khang

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được quy hoạch theo hướng công nghiệp công nghệ cao, thông minh; công nghiệp xanh; đô thị xanh, sạch, thông minh và bền vững. Ảnh: An Khang

Ông Nguyễn Kiên Cường - Phó Giám đốc Sở Kế Hoạch Đầu Tư cho biết, nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2045 đã phân tích các động lực cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Đồng thời, nhiệm vụ quy hoạch chung cũng xác định các vấn đề cần điều chỉnh đối với quy hoạch chung năm 2009.

Mục tiêu và định hướng của tỉnh Tây Ninh là xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trở thành động lực phát triển kinh tế, đảm bảo mục tiêu kép về xây dựng một đô thị xanh, hiện đại lại vừa đảm bảo phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư.

Chìa khóa để thực hiện mục tiêu kép này là Tây Ninh cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ. "Tỉnh Tây Ninh phải chú trọng mời gọi các nhà đầu tư có tầm, để tạo động lực thu hút đầu tư các dự án đầu tư khác", ông Cường cho biết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.