Thứ sáu, 03/05/2024

Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn sẽ có một loạt trung tâm logistics, quy mô tới 750ha

04/07/2023 5:46 PM (GMT+7)

TP.HCM quy hoạch xây dựng một loạt trung tâm logistics với quy mô tới 750ha. Thủ Đức sẽ là địa bàn quy tụ nhiều trung tâm logistics với quy mô lớn tại TP.HCM trong tương lai.

Tại hội thảo thúc đẩy phát triển bền vững logistics trên địa bàn TP.HCM tổ chức ngày 4/7, ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), cho biết TP.HCM sẽ xây dựng nhiều trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750ha.

Kế hoạch này nằm trong Đề án Phát triển ngành logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND TP.HCM phê duyệt.

Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn sẽ có một loạt trung tâm logistics, quy mô tới 750ha - Ảnh 1.

TP.HCM quy hoạch xây dựng một loạt trung tâm logistics với quy mô tới 750ha. Ảnh: Hiệp Phước

Danh sách các trung tâm logistics sẽ được TP.HCM xây dựng gồm Cát Lái - Phú Hữu - TP.Thủ Đức (diện tích 292ha), Long Bình - TP.Thủ Đức (diện tích 54ha), Linh Trung - TP.Thủ Đức (diện tích 74ha), Củ Chi - huyện Củ Chi (diện tích 15ha), Tân Kiên - Bình Chánh (diện tích 60ha), Hiệp Phước - Nhà Bè (diện tích 100ha) và Tân Hiệp - huyện Hóc Môn (diện tích 150ha).

Từ danh sách này có thể thấy, TP.Thủ Đức là địa bàn quy tụ nhiều trung tâm logistics với quy mô lớn tại TP.HCM trong tương lai. 3 trung tâm logistics được quy hoạch tại TP.Thủ Đức có quy mô lên đến 420ha, chiếm hơn một nửa tổng diện tích các trung tâm logistics được quy hoạch.

Theo ông Tuấn, ngoài các trung tâm logistics theo đề án thì các dự án có chức năng tương tự trung tâm logistics như kho lạnh ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử ở Củ Chi… đang được các doanh nghiệp triển khai xây dựng; yêu cầu cao về kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, vốn, năng lực, kinh nghiệm xây dựng, quản lý, vận hành của nhà đầu tư... 

Vì vậy, TP.HCM sẽ bổ sung 8 trung tâm logistics vào Đồ án Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 để có cơ sở triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Logistics được TP.HCM xác định có vai trò là một ngành rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Để phát triển hạ tầng trung tâm logistics, từng bước đưa logistics trở thành 1 ngành dịch vụ mũi nhọn, TP.HCM đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030.

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP.HCM đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%. Đồng thời, TP.HCM sẽ góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10 - 15%.

Đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70%. Tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, kết nối logistics chiếm 3% - 5% trong tổng số doanh nghiệp logistics TP.HCM, hướng đến hình thành đội ngũ doanh nghiệp nòng cốt, có khả năng dẫn dắt thị trường dịch vụ logistics khu vực phía Nam và cả nước.

TP.HCM đặt mục tiêu phải hình thành hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn để làm nơi trung chuyển, kết nối các luồng hàng lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu.

Nói về lĩnh vực logistics, các chuyên gia cho rằng TP.HCM có thuận lợi trong ASEAN về thương mại và vận tải quốc tế khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế liên tục được mở rộng. TP.HCM cần đầu tư kịp thời cho lĩnh vực logistics để có thể duy trì và phát huy được thế mạnh là cửa ngõ giao thương của cả phía nam và khu vực Đông Nam Á, đóng góp lớn hơn cho kinh tế thành phố.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Hôm nay đấu thầu thêm 16.800 lượng vàng SJC

Hôm nay đấu thầu thêm 16.800 lượng vàng SJC

Hôm nay 3/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức đấu thầu bán vàng miếng SJC cho 16.800 lượng với giá tham chiếu để đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng.

Giá cọc đấu thầu vàng cao chót vót

Giá cọc đấu thầu vàng cao chót vót

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Điều đáng nói, giá tham chiếu để cọc được đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng hôm nay trên thị trường.

Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trên thị trường

Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trên thị trường

Tỷ giá USD hôm nay trên thị trường tự do tăng, còn các ngân hàng tăng chiều mua nhưng giảm chiều bán so với phiên trước. Trong khi đó, thị trường quốc tế đồng USD vẫn giảm sâu.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.