Thứ hai, 13/05/2024

Nhà ở xã hội quy hoạch như thế nào mà nhiều người “chê”?

05/04/2023 11:51 AM (GMT+7)

Việc quy hoạch sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn nhiều bất cập. Vì thế, dù nhu cầu rất cao nhưng nhiều người không muốn, hoặc không thể thuê, mua để ở.

Nhiều ý kiến cho rằng việc thiết kế nhà ở xã hội cần phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đồng thời, ngành chức năng cần xem lại các quy định về quỹ đất dành cho nhà ở xã hội.

Sản phẩm nhà ở xã hội chưa phù hợp nhu cầu

Bộ Xây dựng thống kê, nhu cầu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân ở khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 là khoảng 2,6 triệu căn hộ.

Nhu cầu lớn nhưng trên thực tế, số lượng nhà ở xã hội đáp ứng các nhu cầu về giá cả cũng như vị trí địa lý, các tiện ích xung quanh của người lao động rất ít.

Nhiều dự án nhà ở xã hội còn không thu hút được người mua do xây dựng ở nơi hẻo lánh, không đáp ứng các tiện ích cho cuộc sống hằng ngày như giao thông, y tế, giáo dục.

Khu nhà ở xã hội Định Hòa ở TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Khu nhà ở xã hội Định Hòa ở TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

PGS. TS Lưu Đức Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, có nhiều bất cập trong quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội. Nhiều dự án không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Theo TS. Hải, bất cập trước hết là quỹ đất để bố trí dự án nhà ở xã hội. Phần lớn các dự án nhà ở xã hội có quy mô nhỏ lẻ, lại tập trung chủ yếu tại những nơi đông dân, gây thêm áp lực lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực.

Đặc biệt, cơ cấu sản phẩm nhà ở xã hội còn kém đa dạng, thiếu những nhà ở có diện tích nhỏ, giá trị thấp; và thiếu các căn hộ, nhà cho thuê với phương thức thanh toán linh hoạt.

Theo khảo sát của Công ty CP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu, nhu cầu thị trường nhà ở xã hội với những căn hộ diện tích từ 34-36m2 (1 phòng ngủ) hiện rất được ưa chuộng. Tiếp theo là căn hộ từ 50-55m2 (2 phòng ngủ).

Những căn hộ có diện tích khoảng 70m2 ( 3 phòng ngủ) ít được chọn lựa vì giá tiền cao hơn nhiều so với khả năng của người lao động.

Vì vậy, TS. Hải đề nghị, khi xây dựng nhà ở xã hội, cần tập trung chú ý tỷ lệ căn hộ cho đúng nhu cầu, giá trị căn hộ phù hợp tài chính. Và đặc biệt phải quy hoạch đồng bộ hệ sinh thái tiện ích xung quanh như: nhà trẻ, trường học, trung tâm y tế, hạ tầng giao thông.

Diện tích và giá trị căn hộ nhà ở xã hội cần đa dạng, phù hợp nhu cầu của người có thu nhập thấp. Ảnh: Trần Khánh

Diện tích và giá trị căn hộ nhà ở xã hội cần đa dạng, phù hợp nhu cầu của người có thu nhập thấp. Ảnh: Trần Khánh

Một quy định khác cũng gây nhiều khó khăn và không phù hợp cho chủ đầu tư lẫn người mua nhà. Đó là quy định: Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có diện tích từ 2-5ha trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội.

Theo ông Lê Như Thạch - Phó Chủ tịch Hội Xây dựng Bình Dương, việc dành 20% diện tích để xây nhà ở xã hội sẽ khiến cho không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của cả dự án sẽ không còn đồng bộ. Toàn bộ dự án bị giảm mỹ quan, sức hút của dự án sẽ giảm theo từng phân khúc khách hàng mà chủ đầu tư hướng đến.

Các vấn đề thuế, phí dịch vụ trong dự án nhà ở thương mại cao cấp sẽ là một gánh nặng kinh tế cho người có thu nhập thấp. "Việc này dễ dẫn đến tình trạng phân cấp và gia tăng khoảng cách giàu nghèo khi sinh sống xen kẽ", ông Thạch phân tích.

Quy hoạch lại quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Nhiều ý kiến cũng đồng tình, cần bỏ quy định yêu cầu các chủ đầu tư phải "trích" 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội.

Thay vào đó, cần sắp xếp, quy hoạch lại quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Quỹ đất này cần phù hợp với nhu cầu của người lao động cũng như quy hoạch phát triển đô thị ở từng địa phương.

Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trong cùng dự án.

Việc bố trí 20% quỹ đất bên trong dự án đô thị, nhà ở thương mại vô hình chung sẽ phá vỡ tổng thể dự án, làm ảnh hưởng đến cả hai nhóm đối tượng là người có thu nhập cao và người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp.

Nhiều ý kiến đề nghị cần bỏ quy định yêu cầu các chủ đầu tư phải "trích" 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội. Ảnh: Trần Khánh

Nhiều ý kiến đề nghị cần bỏ quy định yêu cầu các chủ đầu tư phải "trích" 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội. Ảnh: Trần Khánh

Ngoài ra, tại một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, hầu hết các dự án đều có quy mô nhỏ, vị trí đất đai lại có giá trị lớn. Vì thế, yêu cầu bố trí quỹ đất 20% là rất khó thực hiện.

Nhiều chủ đầu tư e ngại xây dựng nhà ở xã hội đồng thời với nhà ở thương mại trong cùng dự án vì sẽ kéo giá trị của dự án; giá bán căn hộ thương mại giảm thấp.

Thêm nữa, dự án nhà ở thương mại thường dành cho người có thu nhập cao. Việc có 20% diện tích dành cho nhà ở xã hội dẫn đến tình trạng sản phẩm bị phân mảnh, tạo sự chênh lệch về hình thức và chất lượng.

Theo ông Chính, phát triển nhà ở xã hội là hướng đến sản phẩm bình dân để người nghèo, người thu nhập thấp, công nhân dễ dàng tiếp cận và sở hữu.

Vì vậy, dự án nhà ở xã hội nên là đầu tư công. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước cần phải tạo quỹ đất sạch cho các dự án phát triển nhà ở xã hội.

Tại các địa phương, ông Chính đề xuất, khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch phát triển khu công nghiệp... cần phải bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Các dự án nhà ở xã hội cũng phải bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

"Có như vậy mới thu hút được chủ đầu tư và đáp ứng được nhu cầu của người cần mua, thuê nhà ở xã hội", ông Chính chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Tiếp tục nới lỏng quy định đấu thầu vàng miếng SJC

Tiếp tục nới lỏng quy định đấu thầu vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC vào sáng 14/5. Lượng đấu thầu tối thiểu cho 1 thành viên tham gia được giảm còn 500 lượng.

Cảng Cái Mép chính thức được tiếp nhận siêu tàu container

Cảng Cái Mép chính thức được tiếp nhận siêu tàu container

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đón nhận tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải vừa chấp thuận cho Cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến hơn 214 ngàn tấn.

Giá vàng nhảy múa điên cuồng, người dân vẫn đổ xô mua

Giá vàng nhảy múa điên cuồng, người dân vẫn đổ xô mua

Giá vàng ngày 15/3 tăng giảm điên cuồng, rớt một mạch 4 - 5 triệu rồi quay đầu tăng trở lại. Người dân vẫn rồng rắn, xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ để mua.

Chở hơn 1.000 khách, tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy 4 tiếng

Chở hơn 1.000 khách, tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy 4 tiếng

Tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chở khách được khai trương hôm nay 13/5 có giá vé từ 615.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng ghế và ngày chạy tàu.

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Hiện tượng mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời TP.HCM không nói lên bất kỳ dấu hiệu nào về diễn biến thời tiết xấu sắp xảy ra.