Chủ nhật, 19/05/2024

Nguồn cung mới cho thị trường TP.HCM từ loạt dự án hồi sinh

19/10/2022 2:59 PM (GMT+7)

Nhiều dự án hồi sinh sau thời gian dài "đắp chiếu" đã làm thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM. Tuy nhiên, do ngưng trệ nhiều năm, một số dự án chỉ còn thời hạn sử dụng đất trên dưới 40 năm.

Thay đổi diện mạo đô thị, cung ứng nguồn cung mới từ dự án hồi sinh

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tại TP.HCM có 21 dự án được mở bán với 11600 căn hộ. Thị trường bất động sản của thành phố đang tiếp tục hạn chế về nguồn cung và tình trạng lệch pha cung cầu với phân khúc cao cấp đang chiếm đa số, khan hiếm nguồn cung nhà ở phù hợp nhu cầu với đại đa số người dân.

Trong đó, việc hồi sinh một số dự án bị ngưng trệ nhiều năm được đánh giá là động thái tích cực góp phần bổ sung nguồn cung trong bối cảnh khan hiếm hiện nay. Đồng thời, các dự án hồi sinh này cũng tác động đến diện mạo đô thị TP.HCM.

Nguồn cung mới cho thị trường TP.HCM từ loạt dự án hồi sinh - Ảnh 1.

Dự án hồi sinh Saigon One Tower làm thay đổi diện mạo trung tâm thành phố. Ảnh: H.T

Thực thế, nhiều dự án "đắp chiếu" nhiều năm như Saigon One Tower, One Central Saigon (quận 1); Kenton Node (huyện Nhà Bè) hay trước đây là Thuận Kiều Plaza (quận 5)… đã được tái khởi động. Các dự án này hứa hẹn cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm mới cho thị trường.

Theo đó, dự án Saigon One Tower nằm giữa 3 mặt tiền Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Võ Văn Kiệt. Đây là khu "đất vàng" ở trung tâm TP.HCM. Dự án này được khởi công từ năm 2007 với tổng số vốn lên tới 5.000 tỷ đồng. Đến năm 2011, dự án xây dựng được 80% thì đột nhiên ngưng trệ vì nhiều lí do. Saigon One Tower trở thành khối bê tông "khổng lồ" làm xấu mỹ quan thành phố trong suốt 11 năm.

Thế nhưng, mới đây, dự án Saigon One Tower đã được công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển Viva Land đầu tư, triển khai xây dựng và đổi tên thành IFC One Saigon. Những mảng bê tông cũ, thô kệch đã được khoác lên "tấm áo mới" hiện đại hơn.

Hàng ngàn khối tam giác cỡ lớn, nhiều màu sắc được lắp ghép khéo léo tạo thành hình "vảy rồng" độc đáo bên ngoài tòa nhà. Dự kiến, giá bán căn hộ tại IFC One Saigon có thể chạm ngưỡng 1 tỷ đồng/m2.

Một đại diện khác bị ngưng trệ đã 13 năm qua là dự án Kenton Node. Đây là dự án do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên sở hữu. Thế nhưng, trái với kỳ vọng của chủ đầu tư, dự án rộng 11ha với 9 block bê tông đã "bất động" kéo dài, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của khu Nam TP.HCM. Hiện tại, Kenton Node đã vào tay của Novaland để tiếp tục sứ mệnh của mình. "Ông chủ" mới đổi tên Kenton Node thành Grand Sentosa và hướng căn hộ của mình đến phân khúc hạng sang với giá bán 100 triệu đồng/m2.

Nguồn cung mới cho thị trường TP.HCM từ loạt dự án hồi sinh - Ảnh 3.

Các dự án này hứa hẹn cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm mới cho thị trường. Ảnh: H.T

Năm 2018, Tập đoàn Đất Xanh mở bán dự án mang tên Gem Riverside tại TP.Thủ Đức, TP.HCM. Dự án có quy mô 6,7ha với 12 tòa tháp căn hộ. Tuy nhiên, sau mở bán nhà cho khách hàng, máy móc xây dựng cũng đã tập kết thì dự án phải dừng xây dựng do vướng pháp lý. Tới đầu năm 2022, lãnh đạo Tập đoàn Đất Xanh thông báo hồi sinh lại dự án này, với một tên hoàn toàn mới là Datxanhhomes Riverside.

Kiến nghị điều chỉnh thời hạn sử dụng đất dự án hồi sinh

Loạt dự án "tỉnh giấc" sau nhiều năm "ngủ quên" không chỉ là cái kết đẹp cho chủ đầu tư, đơn vị phát triển và những khách hàng đã đặt cọc mua nhà, mà còn giúp thay đổi bộ mặt đô thị và hứa hẹn làm nóng thị trường bất động sản TP.HCM, trong bối cảnh nguồn cung mới ngày càng khan hiếm.

Bà Trần Thùy Linh - Phó giám đốc Công ty Đức Linh Real đánh giá, việc hồi phục những dự án bị đình trệ nhiều năm vừa giúp lấy lại mỹ quan cho TP.HCM, đồng thời tác động tích cực đến phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá vấn đề lo ngại đối với các dự án được hồi sinh là thời hạn sử dụng đất. Do ngưng trệ nhiều năm, một số dự án chỉ còn thời hạn sử dụng đất trên dưới 40 năm.

Trước vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, HoREA cho rằng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất theo nhu cầu của người sử dụng đất, sao cho vẫn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện về môi trường.

Nguồn cung mới cho thị trường TP.HCM từ loạt dự án hồi sinh - Ảnh 4.

HoREA kiến nghị điều chỉnh thời gian sử dụng đất các dự án hồi sinh. Ảnh: H.T

Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản, nhà ở thương mại của các chủ đầu tư yếu kém bị "đắp chiếu", "trùm mền" đã được các doanh nghiệp mua và tái khởi động, điển hình là Novaland với 30 dự án và Hưng Thịnh với 10 dự án.

"Tuy nhiên do thời hạn sử dụng đất chỉ còn lại khoảng trên dưới 40 năm nên chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bị thua thiệt khi tái khởi động các dự án này", ông Châu nhìn nhận.

Vị này góp ý thêm, nếu có quy định điều chỉnh thời hạn sử dụng đất lên đủ 50 năm, các chủ đầu tư mới này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với thời hạn được điều chỉnh.

Lấy dẫn chứng từ dự án Saigon One Tower (quận 1, TP.HCM) được UBND TP.HCM giao đất từ năm 2008, sau đó bị thế chấp và trở thành nợ xấu, được VAMC thu giữ và đưa ra đấu giá năm 2019, ông cho biết thời hạn sử dụng đất lúc này chỉ còn 39 năm.

"Nếu có quy định điều chỉnh thời hạn sử dụng đất lên đủ 50 năm, giá khởi điểm để đấu giá chắc chắn sẽ cao hơn mức 6.110 tỷ đồng khi đó, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước", ông nhấn mạnh.

Do đó, song song với việc cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất theo nhu cầu của người sử dụng, Chủ tịch HoREA đề xuất người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với thời gian sử dụng đất được điều chỉnh. Các quy định này cần được bổ sung, chỉnh sửa cho thống nhất, đồng bộ giữa các điều khoản trong Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngoài ra, HoREA kiến nghị bổ sung trở lại quy định thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án đối với dự án kinh doanh nhà ở. Đồng thời, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Nhiều người không ngại thức dậy từ 5 giờ sáng, đường xa để có thể chụp khoảnh khắc cây phượng nở hoa đỏ rực giữa đồng rau xanh bát ngát.

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple vừa giới thiệu một tính năng mới có thể giúp những người dùng iPhone và iPad giảm tình trạng say xe khi sử dụng thiết bị công nghệ trên xe hơi.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.