Thứ bảy, 18/05/2024

Nghẽn tín dụng, thanh khoản chung cư tại TP.HCM tiếp tục sụt giảm

15/10/2022 6:00 PM (GMT+7)

Ảnh hưởng không nới "room" tín dụng của các ngân hàng cũng các nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ, thanh khoản chung cư tại TP.HCM trong quý 3/2022 giảm gần 90%.

Thanh khoản chung cư tại TP.HCM giảm liên tục

Báo cáo thị trường bất động sản thị trường TP.HCM quý 3/2022 của Savills Việt Nam cho thấy, thanh khoản chung cư tại TP.HCM đang không có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo đó, nguồn cung sơ cấp căn hộ chung cư quý 3 của thị trường bất động sản chỉ đạt 6.600 căn (giảm 51% theo quý). Trong đó, nguồn cung mới chỉ có 2.270 căn, (chiếm 34% nguồn cung sơ cấp), còn lại là nguồn cung của 4 dự án giai đoạn tiếp theo tính ra nguồn cung mới đã giảm 82% theo quý.

Nghẽn tín dụng, thanh khoản chung cư tại TP.HCM tiếp tục sụt giảm - Ảnh 1.

Thanh khoản chung cư tại TP.HCM đang không có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: H.T

Lượng giao dịch căn hộ trong quý 3/2022 đã giảm 89%, xuống còn hơn 990 căn và tỷ lệ hấp thụ giảm 54 điểm phần trăm theo quý, thấp nhất kể từ năm 2019. Theo Savills Việt Nam, các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ 35% do giá cao; hơn 60% nguồn cung mới có giá hơn 11 tỷ đồng/căn.

Savills Việt Nam cho biết, giá sơ cấp đạt mức cao mới với hơn 124 triệu đồng/m2. Giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu có mức giá tăng 10% đối với các căn mới. Khi so sánh giá bán sơ cấp và thứ cấp trên mỗi m2 của các căn hộ cùng hạng và quận, các căn hộ hạng B có giá thứ cấp thấp hơn so với căn hộ sơ cấp khoảng 35% và ở căn hạng C mức chênh lệch này là lên tới 60%.

Khảo sát của Savills Việt Nam về thị trường thứ cấp cho thấy chênh lệch giữa giá sơ cấp và thứ cấp nhìn chung cao hơn ở các quận được quy hoạch tốt và đô thị hóa cao. Trong quý 3/2022, giá thứ cấp giảm ở quận 1, 3 và TP.Thủ Đức nhưng lại tăng ở mức tăng thấp ở các quận khác. Điều này phản ánh rằng chủ nhà và nhà đầu tư đã hạ thấp kỳ vọng của họ và có cơ hội cho những người tìm mua bất động sản

Nghẽn tín dụng, thanh khoản chung cư tại TP.HCM tiếp tục sụt giảm - Ảnh 3.

Tỷ lệ hấp thụ chung cư thấp nhất kể từ năm 2019. Ảnh: H.T

Chia sẻ về lý do khiến thanh khoản chung cư tại TP.HCM liên tục sụt giảm, ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Việt Nam cho biết do ảnh hưởng không nới "room" tín dụng của các ngân hàng cũng các nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ là nguyên nhân chính. Nhìn chung, không chỉ phân khúc chung cư mà bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản TP.HCM đang tê liệt cục bộ.

Giá bán tỉ lệ nghịch với thanh khoản chung cư tại TP.HCM

Bà Võ Thị Khánh Trang - Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu trị trường Savills TP.HCM cho biết, việc tăng lãi suất vào cuối quý 3/2022 và dòng vốn tín dụng hạn chế sẽ thách thức các chủ đầu tư và người mua. Khả năng áp thuế đối với người mua có nhiều bất động sản có thể làm giảm đầu cơ và hướng tới người mua để ở.

Giá sơ cấp tại TP.HCM tăng có thể đẩy nhu cầu sang các tỉnh lân cận như Bình Dương. Các chủ đầu tư đã đưa ra các chính sách ưu đãi để thúc đẩy nguồn cầu, bao gồm chính sách cho thuê lại, tặng kèm gói nội thất, voucher du lịch và chiết khấu cho khách hàng thân thiết.

Chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM đã cho thấy những tín hiệu phát triển tích cực, bất chấp những rủi ro từ lạm phát và chi phí gia tăng. Tuy nhiên, hạn chế tín dụng gây không ít khó khăn cho người mua nhà, dẫn đến khả năng chi trả bị ảnh hưởng đáng kể. Thanh khoản thị trường giảm, giá sơ cấp tăng đã làm giảm lượng giao dịch.

Nghẽn tín dụng, thanh khoản chung cư tại TP.HCM tiếp tục sụt giảm - Ảnh 4.

Giá sơ cấp tại TP.HCM tăng có thể đẩy nhu cầu sang các tỉnh lân cận. Ảnh: H.T

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết trong bối cảnh thị trường đang lao dốc nhiều phân khúc vì điểm nghẽn tín dụng, HoREA đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng bảo đảm tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất, làm thế nào để tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn.

Theo đó, trong bối cảnh thị trường TP.HCM chững lại, nguồn cung căn hộ sụt giảm, nhiều nhà đầu tư đang dịch chuyển về các vùng giáp ranh. Trong lúc thị trường TP.HCM "ảm đạm" thì khu vực giáp ranh lại khá nhộn nhịp với hàng loạt dự án sắp được ra mắt, dự báo cung cứng ra thị trường hàng ngàn căn hộ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.