Thứ bảy, 18/05/2024

Kịch bản nào cho các nước đang phát triển châu Á nếu giá dầu lên 200 USD

08/07/2022 7:10 AM (GMT+7)

Theo ông Marcel Schröder, Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cuộc xung đột tại Ukraine đã làm gia tăng sự biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu, có khả năng gây ra cú shock giá dầu.

Kịch bản nào cho các nước đang phát triển châu Á nếu giá dầu lên 200 USD - Ảnh 1.

Một cơ sở bơm dầu tại Izhevsk, Nga. Ảnh: Reuters

Theo ông Marcel Schröder, Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cuộc xung đột tại Ukraine đã làm gia tăng sự biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu, có khả năng gây ra cú shock giá dầu.

Giá dầu chạm ngưỡng 200 USD không phải là không thể

Vào thời điểm cuộc xung đột Nga Ukraine khởi phát, giá dầu thô đã chạm mốc 130 USD / thùng vào tháng 3/2022 – mức cao nhất kể từ năm 2008. Tiếp đó tới tháng 4, giá dầu tụt xuống ngưỡng 100 USD/thùng trước khi tăng trở lại 120 USD khi Liên minh Châu Âu cấm vận một phần dầu Nga vào tháng 5.

Trong bối cảnh chiến sự vẫn diễn biến phức tạp, một số người lo ngại giá dầu thậm chí có thể tăng vọt lên 200 USD/thùng trong những tháng tới. Nếu điều này thành sự thực, tác động kinh tế đối với những nước đang phát triển tại châu Á sẽ rất đáng kể.

Nhiều tổ chức lớn, bao gồm cả ADB, đều đưa ra dự đoán giá dầu năm 2022 sẽ cao hơn đáng kể so với năm 2021. Tuy nhiên, các nhận định này không đưa ra dự đoán 200 USD/thùng do xác suất của việc một cú shock đột ngột đối với nguồn cung dầu toàn cầu là không cao. Nguyên nhân cho việc này tới từ quyết định loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm 2022 của EU, từ đó dẫn tới chuyển đổi có kiểm soát sang các nguồn cung thay thế mà vẫn giữ được giá cả ổn định, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng xảy ra cú shock nguồn cung dẫn đến giá dầu tăng vọt lên tới 200 USD/thùng, ví dụ như sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine dẫn tới lệnh cấm dầu ngay lập tức của EU. Trên hết, các quốc gia xuất khẩu dầu lớn khác cũng không thể lấp đầy khoảng trống 3,5 triệu tới 7 triệu thùng trong 1 ngày mà Nga để lại trong ngắn hạn.

Ví dụ như Arab Saudi – một trong các nước xuất khẩu dầu hàng đầu trên thế giới – cũng chỉ đồng ý tăng nguồn cung thêm 200.000 thùng/ngày. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ lại thể hiện thái độ miễn cưỡng bất chấp giá dầu toàn cầu đang vượt mốc 100 USD/thùng do gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tăng. Về phía Nga, việc chuyển hướng dầu sang nước thứ 3 lại đang gặp nhiều thách thức về hậu cần.

Nếu kịch bản này thực sự xảy ra, mức giá 200 USD hoàn toàn có thể xảy ra. Mức đỉnh trước đó thiết lập vào tháng 6/2008 là 140 USD, tương đương với hơn 180 USD nếu quy đổi theo tỷ giá hiện tại. Trên hết, mức đỉnh này hoàn toàn chỉ được gây ra bởi sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng chứ chưa bao gồm các rắc rối địa chính trị như hiện tại.

Kịch bản nào cho các nước đang phát triển châu Á nếu giá dầu lên 200 USD - Ảnh 2.

Nếu giá dầu chạm ngưỡng 200 USD, các tác động kinh tế lên các nước đang phát triển tại châu Á sẽ rất đáng kể. Ảnh: ssek

Các kịch bản khi giá dầu đạt 200 USD/thùng

Tác động của cú sốc giá dầu 200 USD có thể dao động từ nhỏ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào bản chất của kịch bản và các tác động kích thích liên quan của nó. Trong trường hợp ảnh hưởng nhẹ, thế giới sẽ chỉ ghi nhận một cú sốc giá dầu ngắn hạn vào nửa cuối năm 2022 mà không kèm theo tác động đáng kể nào. Tăng trưởng GDP trong khu vực châu Á sẽ hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi lạm phát tăng tới ngưỡng 4,6% trong năm 2022 rồi giảm xuống 2% vào năm 2023.

Tuy nhiên, điều có khả năng xảy ra cao hơn là chiến sự leo thang cùng một cú shock giá dầu gây ra những tác động thứ cấp nghiêm trọng.

Khả năng đầu tiên sẽ là gia tăng kỳ vọng lạm phát dẫn tới thắt chặt chính sách tiền tệ bổ sung, từ đó gây ra suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và tâm lý kinh doanh. Theo kịch bản này, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ chậm lại rõ rệt xuống còn 3,8% vào năm 2022, thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với mức cơ bản. Vào năm 2023, tốc độ tăng trưởng tăng lên 4,5% nhưng vẫn thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với mức cơ bản. Lạm phát toàn phần sẽ còn tăng cao hơn lần lượt lên 5,3% và 3,4% trong năm nay và năm sau.

Ở một kịch bản khác, kỳ vọng lạm phát cao hơn cùng việc thắt chặt các chính sách tiền tệ cũng như các lo ngại suy thoái kinh tế sẽ dẫn tới tình trạng hỗn loạn trong nền tài chính toàn cầu đầu năm 2023. Các nước đang phát triển ở châu Á sẽ chỉ tăng trưởng 2,3% vào năm 2023, trong khi nhóm 3 nước và một số nền kinh tế trong khu vực có sự suy giảm. Theo kịch bản này, mức GDP vào cuối năm 2023 sẽ thấp hơn khoảng 4% so với mức cơ sở, tức là khoảng 2/3 quy mô của cú sốc COVID-19 vào năm 2020.

Để ngăn chặn và giải quyết các vấn đề này trong ngắn, trung và dài hạn, các chính phủ sẽ cần quyết liệt hơn nữa. Trong ngắn hạn, chính phủ có thể giúp giảm thiểu tác động của giá dầu cao bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như đề ra các chính sách giúp giảm nhập khẩu nhiên liệu xăng dầu.

Trong trung hạn, các chính phủ nên thực hiện các cải cách về giá và trợ cấp trong lĩnh vực năng lượng để có thể giải phóng các nguồn lực hỗ trợ cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất bởi giá năng lượng cao. Cuối cùng là về lâu dài, an ninh năng lượng cần được tăng cường bằng cách đa dạng hóa nguồn cung khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các nguồn năng lượng carbon thấp hoặc bằng không, đồng thời thúc đẩy và đầu tư vào điện hóa phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.