Thứ sáu, 03/05/2024

Không chỉ "made in Vietnam" mà còn phải "made by Vietnam"

08/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Ngành Công thương sẽ tham mưu, đưa ra chính sách mới để tiến tới hàng hóa không chỉ made in Vietnam mà còn made by Vietnam.


Bộ Trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, 2022 là một năm khó khăn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời Chính phủ, kết thúc năm 2022 cả nước có 13/15 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Riêng ngành Công thương tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt.

Năm 2023 sẽ có nhiều thách thức

Theo ông Diên, năm 2023 được dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức vì những khó khăn của năm 2022 trở về trước còn nguyên, những cái khó mới đã và đang xuất hiện.

Chẳng hạn chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, bảo hộ mậu dịch của các nước lớn; những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu đối với các doanh nghiệp...

Không chỉ "made in Vietnam" mà còn phải "made by Vietnam" - Ảnh 1.

Một DN sản xuất có vốn nước ngoài tại Hải Dương. ẢNH: KHÔI LÊ

Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc đã quyết định mở cửa từ 8-1 đồng nghĩa với việc chúng ta bước vào cuộc đua khốc liệt nguồn cung về nguyên liệu, về năng lượng đặc biệt là thị trường vì những ngành hàng, sản phẩm Việt Nam có lợi thế xuất khẩu thì Trung Quốc đã và đang có lợi thế lớn. Chưa kể các thị trường ngày càng thu hẹp tổng cầu giảm.

Do đó, để đạt mục tiêu đề ra năm 2023, ngành công thương nỗ lực cao đồng thời đề ra năm giải pháp và các nhiệm vụ.

Trong đó, Bộ Công Thương khẩn trương rà soát những cơ chế chính sách hiện hành, đặc biệt là tìm cách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đồng thời lắng nghe các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) DN sản xuất xuất khẩu để kịp thời tháo gỡ và thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Mục tiêu là kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 tăng trưởng xuất 6%-7% so với năm 2022, tương đương trên 800 tỉ USD. Đây là mục tiêu rất lớn, vì vậy làm sao rà soát, tháo gỡ một cách kịp thời, đúng luật hợp tình hình để giải phóng năng lực cho các khu vực doanh nghiệp.

Ngoài ra, tập trung nghiên cứu tổng kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xưa nay chúng ta tập trung xây dựng và đàm phán để kí kết các hiệp định thương mại tự do; tập trung thu hút đầu tư FDI.

Thu hút vốn ngoại có chọn lọc

Tuy nhiên, đã đến lúc xem xét lại nghiêm túc chủ trương này bởi lẽ một mặt rất đáng mừng vì Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt 732,5 tỉ USD. Nhìn sâu kết quả này khoảng 75% giá trị xuất khẩu do doanh nghiệp FDI mang lại.

Theo ông Diên, mục tiêu của Việt Nam thu hút FDI là thu hút vốn để đầu tư phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, có quá trình chuyển giao về công nghệ kĩ năng quản trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn lại 15-17 năm qua mức độ lan tỏa của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước chưa lớn.

Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế mà nếu nhìn vào số doanh nghiệp hay số vốn đầu tư FDI hay kết quả kí được bao nhiêu hiệp định thương mại tự do thì chưa đủ. Hội nhập kinh tế quốc tế phải đo bằng khả năng mà các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vì vậy, mục tiêu năm 2023 của ngành Công thương tham mưu cho các cơ quan liên quan tổng kết lại cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những cơ chế chính sách mới. Một mặt thu hút mạnh mẽ các FDI nhưng không bằng mọi giá mà đã đến lúc phải chọn lọc những lĩnh vực, những doanh nghiệp đạt trình độ về công nghệ.

“Chúng ta tiến tới không chỉ "made in Vietnam" mà còn phải "made by Vietnam" và các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam ngoài thực thi nhiệm vụ của họ còn cần thúc đẩy lan tỏa ảnh hưởng đối với doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ phải quy định tỉ lệ nội địa hóa, tốc độ nội địa hóa đối với nguyên liệu, quy trình sản xuất và sản phẩm trong giá trị xuất khẩu dần thể hiện rõ hơn, nhiều hơn đóng góp của doanh nghiệp trong nước đối với sản phẩm xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu mang lại mới thực chất hơn cho Việt Nam” - ông Diên nói.

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.