Thứ bảy, 18/05/2024

Hội nghị gặp gỡ đầu xuân giữa các địa phương biên giới Việt Nam - Trung Quốc

25/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

Ngày 25/2, đã diễn ra hội nghị trực tuyến gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Hội nghị gặp gỡ đầu xuân giữa các địa phương biên giới Việt Nam-Trung Quốc - Ảnh 1.

Các đại biểu dự hội nghị lần thứ 13 Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Ngày 25/2, hội nghị trực tuyến gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với chủ đề “Tăng cường trao đổi, làm sâu sắc quan hệ hợp tác thiết thực” đã diễn ra với nhiều thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác được ký kết.

Tại hội nghị, các bên đã đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhận thức chung đạt được tại hội nghị gặp gỡ đầu xuân và hội nghị lần thứ 12 Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Trên cơ sở các nội dung đã được thống nhất tại hội nghị lần thứ 12, các bên đã triển khai hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các bên được tăng cường, thắt chặt.

Trong lĩnh vực hợp tác phòng, chống dịch Covid-19 lây lan qua biên giới, các bên đã thường xuyên, kịp thời trao đổi thông tin tình hình dịch bệnh, phối hợp, ngăn chặn hiệu quả hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Các bên cũng hỗ trợ lẫn nhau nhiều trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Các bên cũng tăng cường hợp tác, phát triển hạ tầng, kết nối giao thông phục vụ hoạt động thương mại biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các bên, trong năm 2021 tổng kim ngạch đạt 9 tỷ 140 triệu USD.

Hội nghị gặp gỡ đầu xuân giữa các địa phương biên giới Việt Nam-Trung Quốc - Ảnh 2.

Các đại biểu dự hội nghị gặp gỡ đầu xuân giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Các bên tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là khó khăn trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Các bên cũng tích cực hợp tác, quảng bá, thu hút đầu tư. Thí dụ, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 76 dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc, tổng vốn đầu tư 3,38 tỷ USD.

Các bên cũng tích cực phối hợp, hợp tác mở, nâng cấp, quản lý các cửa khẩu, cặp chợ biên giới, phát triển thương mại biên giới. Các nội dung, hợp tác phát triển du lịch, quản lý lao động qua biên giới, hợp tác giáo dục, nông nghiệp, phòng chống tội phạm được thực hiện tốt.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhấn mạnh, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhưng 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy, cùng nỗ lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực.

Thời gian tới, các bên tăng cường hợp tác toàn diện, trong đó, các bên phối hợp nghiên cứu phương án tiện lợi thông quan hàng hóa, nâng cao năng lực thông quan, tránh ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nhà sản xuất.

Các bên tăng cường phối hợp phát triển du lịch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mạng mục tại Khu cảnh quan du lịch qua biên giới thác Bản Giốc-Đức Thiên. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép... Cùng nhau xây dựng đường biên giới luôn luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Tại hội nghị, các bên đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giữa Tỉnh ủy các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh (Đảng Cộng sản Việt Nam) và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Đảng Cộng sản Trung Quốc) giai đoạn 2022-2026”.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.