Thứ sáu, 17/05/2024

Giá nông sản trên sàn giao dịch CBOT biến động mạnh do cuộc xung đột Nga – Ukraine

27/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

Giá ngô, đậu tương, lúa mì trên thị trường thế giới vừa trải qua tuần giao dịch biến động mạnh, chịu tác động từ xung đột bùng phát giữa Nga và Ukraine. Giá ngũ cốc đã có thời điểm tăng rất mạnh khi cuộc xung đột nổ ra nhưng sức ép chốt lời đã khiến giá hạ nhiệt trong những phiên giao dịch cuối tuần.

Giá nông sản trên sàn giao dịch CBOT biến động mạnh do cuộc xung đột Nga – Ukraine - Ảnh 1.

Diễn biến giá ngô giao tháng 3/2022 trên sàn CBOT trong 3 tháng trở lại đây (Đồ hoạ: barchart.com)

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 25/2), giá ngô giao tháng 3/2022 trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) giảm 35,25 cents xuống còn 6,59 USD/giạ (25,4 kg/giạ). Giá đậu tương giao tháng 5/2022 giảm mạnh 69 cents xuống còn 15,84 USD/giạ (27,2 kg/giạ). Giá lúa mì giao tháng 5/2022 giảm tới 75 cents xuống mức 8,59 USD/giạ (27,2 kg/giạ). 


Công ty Cổ phần Saigon Futures, đơn vị tư vấn giao dịch hàng hoá phái sinh tại Việt Nam, cho biết giá các loại nông sản chính của thế giới được giao dịch trên sàn CBOT đã có tuần giao dịch đầy biến động, chủ yếu chịu tác động từ cuộc xung đột đang nổ ra giữa Nga và Ukraine. Giá ngô, lúa mì và đậu tương đã có thời điểm tăng rất mạnh khi cuộc xung đột bùng phát. Tuy nhiên, sức ép chốt lời đã khiến giá các mặt hàng này chịu áp lực điều chỉnh giảm vào cuối tuần giao dịch.

Đối với mặt hàng ngô, thị trường lo ngại tình hình xung đột tại Ukraine có thể khiến nguồn cung ngô trên thị trường quốc tế bị gián đoạn. Hiện Ukraine đã ngưng toàn bộ các hoạt động vận chuyển thương mại tại tất cả các cảng biển. Thông thường, Ukraine sẽ xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn ngũ cốc các loại mỗi tháng, trong đó khoảng 4,5 triệu tấn ngô và 1 triệu tấn lúa mì.

Nga cũng đã ngưng toàn bộ hoạt động của các cảng quanh khu vực Biển Azov và hiện chỉ còn duy trì hoạt động các cảng tại khu vực Biển Đen. Hãng tư vấn thị trường SovEcon (Nga) dự báo Nga sẽ xuất khẩu được từ 13 – 14 triệu tấn ngô và 6 triệu tấn lúa mì cho niên vụ 2021/2022.

Giá nông sản trên sàn giao dịch CBOT biến động mạnh do cuộc xung đột Nga – Ukraine - Ảnh 3.

Diễn biến sản lượng ethanol tại Hoa Kỳ theo tuần (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Tại Hoa Kỳ, sản lượng ethanol trong tuần kết thúc vào ngày 18/2 đã đạt mức 1,02 triệu thùng/ngày, xác lập tuần tăng sản lượng thứ hai liên tiếp. Với mức sản lượng này, ước tính Hoa Kỳ đã sử dụng khoảng 2,64 triệu tấn ngô để sản xuất ethanol, cao hơn mức 2,6 triệu tấn được ghi nhận cách đây một tuần. Lượng tồn kho ethanol tại Hoa Kỳ hiện vẫn được giữ tại mức 25,5 triệu thùng.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng ngô trong năm 2022 có thể đạt tới 15,25 triệu giạ, cao hơn đáng kể so với mức 15,11 triệu giạ trong năm 2021.

Đối với mặt hàng đậu tương, dữ liệu của Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) cho thấy lượng tồn kho đậu tương của Trung Quốc trong tuần kết thúc vào ngày 20/2 đã giảm mạnh 0,47 triệu tấn so với một tuần trước đó, xuống còn 3,48 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng ép dầu đậu tương tại nước này đã tăng thêm 0,66 triệu tấn lên 1,71 triệu tấn cho thấy hoạt động ép dầu đang tăng trở lại.

Giá nông sản trên sàn giao dịch CBOT biến động mạnh do cuộc xung đột Nga – Ukraine - Ảnh 4.

Diễn biến lượng tồn kho đậu tương và sản lượng ép dầu đậu tương tại Trung Quốc (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Giá khô đậu tương – sản phẩm phụ của quá trình ép dầu đậu tương tại Trung Quốc hiện đang ở mức cao kỷ lục do thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Giá khô đậu tương trên Sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên (DCE, Trung Quốc) đã tăng thêm 5% lên mức 643 USD/tấn. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã cho biết sẽ xả bán một phần kho dự trữ quốc gia đậu tương và dầu đậu tương nhưng giá các mặt hàng này trên thị trường nội địa Trung Quốc vẫn đang có xu hướng tăng mạnh.

Nhiều hãng tư vấn thị trường vừa đồng loạt điều chỉnh giảm dự báo sản lượng đậu tương của Brazil trong niên vụ 2021/2022 do lo ngại tình trạng khô hạn tại nước này sẽ còn diễn biến xấu. Trong đó, hãng tư vấn Brazil Céleres đã giảm dự báo sản lượng của Brazil còn 125,8 triệu tấn, giảm 13,6% so với mức dự báo gần nhất và con số này thấp hơn gần 9% so với niên vụ 2020/2021. Hãng tư vấn Brazil Rural Clima cũng hạ dự báo sản lượng của Brazil xuống còn 122,7 triệu tấn, giảm 5% so với mức dự báo gần nhất.

Giá nông sản trên sàn giao dịch CBOT biến động mạnh do cuộc xung đột Nga – Ukraine - Ảnh 5.

Lượng lúa mì xuất khẩu của Nga qua các niên vụ (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Đối với mặt hàng lúa mì, Trung Quốc vừa qua đã cho biết chính thức đồng ý cho phép nhập khẩu lúa mì từ Nga. Trung Quốc hiện là một trong những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Trong năm 2021, nước này đã nhập khẩu 9,77 triệu tấn lúa mì – tăng 16% so với hồi năm 2020. Động thái này có thể khiến thị phần của Hoa Kỳ và EU trên thị trường xuất khẩu lúa mì gặp áp lực cạnh tranh.

Giá nông sản trên sàn giao dịch CBOT biến động mạnh do cuộc xung đột Nga – Ukraine - Ảnh 6.

Lượng lúa mì xuất khẩu của Ukraine qua các niên vụ (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Ukraine cho thấy xuất khẩu lúa mì của nước này trong tuần vừa qua đạt tới 0,3 triệu tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế xuất khẩu lúa mì của Ukraine từ đầu niên vụ 2021/2022 đến nay đạt 17,8 triệu tấn. Hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts (Anh) dự báo lượng lúa mì xuất khẩu của Ukraine trong cả niên vụ 2021/2022 sẽ đạt 22,5 triệu tấn. Trong niên vụ 2020/2021, nước này chỉ xuất khẩu được 16,6 triệu tấn lúa mì.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).

Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại TP.HCM

Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại TP.HCM

Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tập đoàn Central Retail Việt Nam vừa tổ chức khai mạc Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại siêu thị GO! (Nguyễn Thị Thập, quận 7, TP.HCM).