Thứ bảy, 27/04/2024

Dự kiến tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM lên 21%

29/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

Với tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương hưởng ở mức 21%, ước tính số tiền ngân sách TP.HCM được giữ lại từ số thu năm 2022 vào khoảng 41.536 tỷ đồng, tăng gần 6.000 tỷ.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý về tình hình dự toán ngân sách địa phương đang được Bộ Tài chính đưa ra trong Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội.

Cụ thể, theo báo cáo này, Bộ Tài chính nâng tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP.HCM năm 2022 ở mức 21%, tăng 3 điểm % so với giai đoạn 2016-2021 (18%).

Theo tính toán từ cơ quan soạn thảo, năm 2022, ước tính tổng thu ngân sách trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 386.568 tỷ đồng, cao hơn 5,9% so với dự toán năm 2021, tương đương mức tăng ròng gần 21.700 tỷ.

Trong số thu này, phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 84.121 tỷ, còn lại là các khoản phải chia ra. Trong đó, các khoản thu ngân sách địa phương TP.HCM được hưởng 100% trong năm 2022 dự kiến là 42.585 tỷ đồng và phần được hưởng theo tỷ lệ điều tiết 21% là gần 41.536 tỷ.

Như vậy, so với năm 2021, tỷ lệ điều tiết mà ngân sách TP.HCM được hưởng trong năm 2022 dự kiến cao hơn gần 6.000 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách thành phố trong năm sau dự kiến là 94.051 tỷ đồng.


Dự kiến tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM lên 21% - Ảnh 1.

Tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM năm 2022 dự kiến tăng thêm 3 điểm % so với năm 2021. Ảnh: T.L.

Cũng tại báo cáo này, Bộ Tài chính điều chỉnh giảm tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách Hà Nội năm 2022 xuống mức 32%, thấp hơn 3 điểm % so với giai đoạn 2016-2021 (35%).

Theo đó, tổng thu ngân sách dự toán năm sau của Hà Nội là gần 311.651 tỷ đồng, tăng 32,3% so với dự toán năm nay, tương ứng với hơn 76.130 tỷ.

Trong đó, phần địa phương được hưởng theo phân cấp là 98.939 tỷ; phần ngân sách thành phố được hưởng 100% là hơn 45.779 tỷ và phần được hưởng theo tỷ lệ điều tiết 32% là 53.160 tỷ đồng.

So với dự toán năm 2021, dù tỷ lệ điều tiết mà ngân sách Hà Nội được hưởng trong năm 2022 giảm 3 điểm %, nhưng tổng số thực tế được hưởng vẫn tăng gần 2.000 tỷ đồng.

Trong năm 2022, cơ quan soạn thảo ước tính tổng chi ngân sách trên địa bàn thành phố là gần 102.388 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, dự toán thu ngân sách năm 2021 cả nước là hơn 1,34 triệu tỷ đồng và sau 9 tháng, cơ quan quản lý đã thu được hơn 1,077 triệu tỷ, bằng 80,2% dự toán, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ Bộ này, tình hình thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch, cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều chính sách về thu, chi ngân sách Nhà nước như giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; miễn giảm 30 loại phí, lệ phí năm 2021...

Sang năm 2022, Bộ Tài chính dự toán tổng thu cân đối ngân sách đạt 1,41 triệu tỷ đồng, tăng 3,4% so với dự toán năm nay.

Cơ quan quản lý cho rằng đại dịch vẫn sẽ tiếp tục tạo áp lực lớn đối với nguồn thu và số thu, ảnh hưởng tới cân đối ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022-2024.

Ước tính, tổng thu ngân sách 3 năm trong giai đoạn này là 4,65 triệu tỷ, trong khi mức chi cùng giai đoạn là 5,8 triệu tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2022-2024 vào khoảng 3,8% GDP.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.