Chủ nhật, 19/05/2024

Cuộc sống về đêm ở Anh chết thêm lần nữa

22/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Ngành nightlife của Anh, vốn phải vật lộn để tồn tại trong đại dịch, lại đang đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng vọt và lạm phát khiến nhiều người cắt bỏ chi phí ăn chơi.


Theo Hiệp hội Ngành công nghiệp Giải trí về đêm (NTIA), giá năng lượng tăng và lạm phát đang đe dọa đóng cửa nhiều hộp đêm - vốn giúp Anh trở thành điểm đến của khách du lịch và đóng góp 46 tỷ bảng Anh (55,4 tỷ USD) mỗi năm cho nền kinh tế trước đại dịch, SCMP đưa tin.

“Đây là thời điểm khó khăn. Chúng tôi mở cửa trở lại cách đây một năm và bây giờ lại phải đối mặt với những vấn đề mới như lạm phát”, Hans Hess, chủ hộp đêm Egg London, cho biết.

Mối quan tâm của Hess không phải là cá biệt. 5 tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng và khách sạn của Anh đệ trình thư lên chính phủ trong tuần này kêu gọi hành động khẩn cấp về giá năng lượng.


Cuộc sống về đêm ở Anh chết thêm lần nữa - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp giải trí về đêm ở Anh lao đao vì giá năng lượng tăng cao và lạm phát.


Nguy cơ đóng cửa

Với chi phí khí đốt tự nhiên tăng hơn 3 lần kể từ tháng 5 và đẩy giá điện lên cao, nhiều công ty chứng kiến khoản này ăn vào doanh thu. Họ chưa tìm được cách đối phó cho tình trạng này.

Một báo cáo vào tháng 6 của NTIA cho thấy 54% doanh nghiệp giải trí về đêm vẫn chưa gia hạn hợp đồng khí đốt và năng lượng. Họ báo cáo chi phí tăng 37% so với mức trước đại dịch.

Marco Di Rienzo, chủ nhà hàng Santoni ở Yorkshire, dự tính hóa đơn năng lượng mùa đông sẽ lên tới 2.000 bảng Anh/tháng, cao gần gấp đôi những gì anh đang chi trả.

Di Rienzo chuẩn bị đóng cửa cơ sở kinh doanh của mình sau 5 năm hoạt động và nói rằng chi phí năng lượng tăng cao là một trong số lý do.


Cuộc sống về đêm ở Anh chết thêm lần nữa - Ảnh 2.

Các bàn trống trong quán rượu gần thành phố London, Anh.

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Các doanh nghiệp cố gắng trì hoãn việc gia hạn hợp đồng năng lượng có thể chứng kiến giá tăng gấp 5 lần vào tháng 10 này, theo báo cáo riêng từ công ty tư vấn năng lượng Cornwall Insight.

“Chúng ta phải suy nghĩ kỹ hơn về những gì cuộc khủng hoảng năng lượng này gây ra cho doanh nghiệp. Cần có hành động kịp thời để các công ty có di sản trong cộng đồng và đầy triển vọng bị hủy hoại”, Robert Buckley, người đứng đầu bộ phận phát triển mối quan hệ tại Cornwall Insight, cho biết.

Các hộ gia đình hiện được bảo vệ khỏi sự gia tăng chi phí năng lượng ở cấp độ bán buôn. Tuy nhiên, các nhà quản lý sẽ cho phép hóa đơn tiêu dùng tăng trở lại vào mùa thu. Điều này có thể đẩy lạm phát vượt qua 13%, cao nhất trong 40 năm, và thắt chặt thu nhập của những người thường chi tiêu trong quán bar, hộp đêm.

Cơ quan quản lý năng lượng của chính phủ Anh vào tuần tới sẽ công bố hóa đơn người tiêu dùng đội lên bao nhiêu khi giới hạn chi phí được phép tăng trở lại vào tháng 10.


Ngày càng khó khăn

Các hóa đơn tăng cao đang khiến người tiêu dùng thêm đau đầu. Tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 3% trong quý II, tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 thập kỷ được ghi nhận, theo dữ liệu chính thức của chính phủ được công bố trong tuần này.

Đối với Egg, điều đó có nghĩa là khó thu hút khách hàng hơn.

“Chúng tôi đang cung cấp các ưu đãi về đồ uống, giảm giá vé, tổ chức các cuộc thi nhằm tặng bàn và vào cửa miễn phí. Đó là cách chúng tôi có thể làm để mọi người lui tới. Chúng tôi cũng thay thế các thiết bị, hạn chế sử dụng khí đốt và tìm mọi cách để giảm tải năng lượng của hộp đêm”, Hess nói.


Cuộc sống về đêm ở Anh chết thêm lần nữa - Ảnh 3.

Giá khí đốt tự nhiên đã tăng hơn gấp 3 lần kể từ tháng 5, đẩy giá điện ở Anh lên cao.

Các nhóm như UK Hospitality kêu gọi giảm thuế để giúp lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn, đồng thời giới hạn hóa đơn năng lượng của doanh nghiệp tương tự áp dụng cho hộ gia đình.

Các quan chức chính phủ và ứng cử viên lãnh đạo cam kết hành động vào tháng 9 khi Nội các mới được thành lập.

“Tôi biết rằng lạm phát gia tăng đang tạo thách thức cho các gia đình và doanh nghiệp. Hỗ trợ của chính phủ sẽ tiếp tục được thực hiện trong những tuần và tháng tới, nhằm vào nhóm cần nhất như hưu trí, có thu nhập thấp và khuyết tật”, Thủ hiến Nadhim Zahawi cho biết.

Ngành nightlife có thể phải tồn tại chật vật hơn nhiều so với trước đại dịch. Trong bối cảnh lạm phát, nhiều doanh nghiệp báo cáo doanh số bán hàng giảm và chi phí hoạt động tăng.

Michael Kill, Giám đốc điều hành của NTIA, cho biết: “Chính phủ không thể tiếp tục xem nhẹ cuộc khủng hoảng đang leo thang. Nếu không có hành động can thiệp, các doanh nghiệp sống sót sau đại dịch, được hỗ trợ bởi nguồn vốn công, sẽ phải đối mặt với sự không chắc chắn hơn nữa, trong nhiều trường hợp là đóng cửa vĩnh viễn”.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.