Thứ sáu, 17/05/2024

Chuyên gia nói gì về "nước cờ" đề nghị mở thủ tục phá sản sau chuỗi ngày long đong của Đức Long Gia Lai?

19/11/2023 2:01 PM (GMT+7)

Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng vừa hủy quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9/10 của TAND tỉnh Gia Lai đối với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) vừa có văn bản công bố thông tin bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc nhận được quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại đối với quyết định mở thủ tục phá sản.

Chuyên gia nói gì về "nước cờ" đề nghị mở thủ tục phá sản sau chuỗi ngày long đong của Đức Long Gia Lai? - Ảnh 1.

Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng vừa hủy quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9/10 của TAND tỉnh Gia Lai đối với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Cụ thể, TAND cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận đơn đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản của Đức Long Gia Lai.

Sau khi xem xét, TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9/10 của TAND tỉnh Gia Lai đối với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Trước đó, căn cứ vào Điều 9, Điều 42 và Điều 66 của Luật Phá sản, ngày 9/10, TAND tỉnh Gia Lai đã ra quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS đối với Đức Long Gia Lai theo đơn yêu cầu của Công ty CP Lilama 45.3, trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi.

Đến ngày 13/10, Đức Long Gia Lai đã có đơn đề nghị xem xét lại và ngày 19/10, công ty này có đơn bổ sung. Trong các đơn đề nghị, Đức Long Gia Lai nêu hiện công ty không mất khả năng thanh toán, không lâm vào tình trạng phá sản, số tiền phải thanh toán là rất nhỏ và đang thực hiện trả nợ cho Lilama 45.3 theo thi hành án.

Quyết định thi hành án số 1044/QĐ-CCTHADS ngày 15/3 của Chi cục Thi hành án dân sự TP. Pleiku đã căn cứ bản án số 03/2023/KDTM-PT ngày 8/2 của TAND tỉnh Gia Lai, đã cho thi hành án là DLG với số tiền hơn 17 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 14,7 tỷ đồng.

TAND cấp cao tại Đà Nẵng nêu rõ, tòa án cấp sơ thẩm không triệu tập phiên họp để kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đồng thời tạo điều kiện cho hai công ty thương lượng thanh toán nợ.

Sau khi thông tin này được công bố, cổ phiếu DLG đã có 2 phiên "trần cứng", hiện giá cổ phiếu DLG đang ở mức 2.410 đồng/CP.

Liên quan đến việc thời gian gần đây liên tục có DN niêm yết bị đề nghị mở thủ tục phá sản, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định, đây là vấn đề không nên và chưa cần thiết, bởi bản thân chính DN là đơn vị hiểu rõ nhất tình hình tài chính, khả năng phục hồi cũng như là cơ hội phục hồi của mình. Khi bản thân DN cảm thấy không còn khả năng thì chính bản thân DN sẽ chính là đơn vị công bố việc phá sản và xin mở thủ tục bảo hộ phá sản.

Còn phía các chủ nợ thì không nên làm động tác này, bởi trước hết các chủ nợ không am hiểu kỹ tình hình DN bằng chính DN.

"Có thể các chủ nợ cũng có thể nhiều về DN thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, thậm chí còn được mời họp với DN… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ chính là DN. Cho nên, nếu chủ nợ đùng một cái tuyên bố DN con nợ phải bị phá sản và đề nghị làm thủ tục phá sản thì việc này hơi mang tính chủ quan hơn là khách quan", ông Phương nói.

Chưa kể, theo ông Phương, nhiều khi DN đâu phải chỉ nợ một DN, vì thế khi yêu cầu DN mở thủ tục phá sản thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các chủ nợ khác và chưa chắc các chủ nợ khác đã đồng quan điểm. Bởi, về nguyên tắc khi DN làm thủ tục phá sản thì coi như là một dấu chấm hết.

"Trong trường hợp DN tìm được một đối tác hoặc là mua lại DN, nhận chuyển nhượng… thì mất thủ tục rất dài. Ngược lại, nếu không tìm được đối tác sáp nhập lại thì DN phải bán tháo tài sản để thanh toán nợ. Mà nguyên lý khi phá sản là 'mua vải bán áo' nên những trang thiết bị của DN rất thấp so với giá trị đầu tư, khi đó bản thân những người đề nghị làm thủ tục phá sản cũng bất lợi, cũng bị thiệt hại", ông Phương nói và nhấn mạnh rằng, việc làm thủ tục phá sản nếu cần thiết thì nên để cho DN đề xuất làm thủ tục phá sản.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.