Thứ hai, 20/05/2024

Đức Long Gia Lai phản ứng ra sao trước việc TAND tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản?

14/10/2023 4:42 PM (GMT+7)

Liên quan đến quyết định mở thủ tục phá sản của TAND tỉnh Gia Lai đối với Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG), ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng Giám đốc DLG cho biết đã gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, đề nghị đình chỉ quyết định này.

Ngày 09/10/2023, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai ra quyết định số 01/2023/QĐ-MTTPS, với nội dung mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Quyết định này có liên quan đến khoản nợ của DLG với Công ty Cổ phần Lilama 45.3 về việc cung cấp, lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công công trình Thủy điện Đăk Pô Cô. Bản án số 03/2023/KDTM-PT ngày 08/02/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và quyết định thi hành án số 1044/QĐ-CCTHADS ngày 15/3/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Pleiku, DLG phải trả cho Lilama 45.3 khoản nợ gốc là 14,76 tỷ đồng và lãi chậm thanh toán là 2,36 tỷ đồng.

Đức Long Gia Lai phản ứng ra sao trước việc TAND tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản? - Ảnh 1.

Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản vì khoản nợ chưa tới 20 tỷ đồng. Ảnh: DLG

Tiền nợ Lilama 45.3 chỉ chiếm 0,14% tổng tài sản DLG

Ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng Giám đốc DLG khẳng định, doanh nghiệp đã rất thiện chí, bằng mọi biện pháp để thương thảo với Lilama 45.3 nhằm thanh toán nợ. 

Hiện nay, Công ty đã và đang thực hiện việc trả nợ dần cho Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án, nhưng do tài khoản của Công ty Cổ phần Lilama 45.3 bị phong tỏa, nên nhiều lần Công ty chuyển tiền đều bị chặn. Phải đến khi nhờ sự can thiệp của ngân hàng thì vào ngày 12/10/2023, Công ty mới chuyển trả được tiền cho Lilama 45.3.

Tại Công văn số 97/ĐLGL-VP đã giải trình rõ: "Tập đoàn Đức Long Gia Lai là Công ty đại chúng, cổ phiếu được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE với gần 50.000 cổ đông và vẫn đang hoạt động bình thường theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Công ty có tài sản trên 10.000 tỷ đồng và nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nợ phải thu khá lớn từ các đối tác, khách hàng". 

Số nợ với Lilama 45.3 là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,14% tổng tài sản của Công ty.

Đức Long Gia Lai phản ứng ra sao trước việc TAND tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản? - Ảnh 2.

Công bố thông tin bất thường của Đức Long Gia Lai

Ngoài ra, theo báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của DLG đã được kiểm toán và công bố thông tin, thì hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đều trong giới hạn cho phép, phản ánh khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ đến hạn. 

"Điều này chứng tỏ công ty không mất khả năng thanh toán, không lâm vào tình trạng phá sản thuộc trường hợp tòa án phải ra quyết định mở thủ tục phá sản", ông Cọt nói.

Đề nghị đình chỉ quyết định mở thủ tục phá sản của TAND tỉnh Gia Lai

Trong đơn khiếu nại của DLG gửi Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, ghi rõ: "Trong quá trình thụ lý đơn đề nghị mở thủ tục phá sản, Công ty chưa được thẩm phán thụ lý mời làm việc cụ thể để xác định Công ty có bị mất khả năng thanh toán không. Đồng thời Tòa án chưa tổ chức cuộc họp để các bên đối thoại, thương thảo việc trả nợ và xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật Phá sản năm 2014.

Vì vậy, với những nội dung mà DLG đã giải trình tại Công văn số 97/ĐLGL-VP ngày 09/8/2023 và Biên bản lấy lời khai ngày 05/9/2023, Công ty vẫn khẳng định không mất khả năng thanh toán và việc Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 09/10/2023 là không đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Phá sản năm 2014. 

Hiện nay, Công ty đang duy trì việc trả nợ cho Công ty Cổ phần Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án, nên việc Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai ra quyết định mở thủ tục phá sản là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014.

Theo ông Nguyễn Tường Cọt, việc Lilama 45.3 gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty nhằm mục đích tạo áp lực, gây mất uy tín của Công ty, buộc phải thanh toán nợ theo yêu cầu một cách ngang ngược, không theo lộ trình. 

"Một lần nữa, tôi khẳng định DLG không thuộc diện phải mở thủ tục phá sản, kiên quyết trả nợ theo thi hành án. Với kiểu đòi nợ và dễ dàng mở thủ tục phá sản kiểu này thì phần lớn các doanh nghiệp trong cả nước đều dính phải phá sản, tạo thông lệ xấu cho các doanh nhân, doanh nghiệp", ông Cọt chia sẻ.

Việc Tòa án ban hành quyết định mở thủ tục phá sản khi chưa kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng về tính pháp lý và thực tế của vụ việc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, đến công ăn việc làm, đời sống của người lao động và nộp ngân sách nhà nước của Công ty.

"Đề nghị Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét lại theo đúng quy định của Luật Phá sản để ra quyết định đình chỉ quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 09/10/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai", Tổng Giám đốc DLG nói thêm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG giảm sàn về mức giá 2.420 đồng/CP trong phiến giao dịch cuối tuần (ngày 13/10) với khối lượng hơn 2,77 triệu đơn vị, và vẫn còn hơn 9,25 triệu đơn vị dư bán.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.