Thứ sáu, 17/05/2024

Cấp bách xây dựng nhà ga T3, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất

28/09/2022 6:30 PM (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị "không được để chậm trễ nữa", phải tiến hành khởi công dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trong đầu tháng 10/2022.

Không tiếp tục chậm trễ xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Liên quan đến tiến độ xây dựng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, tại cuộc họp giao ban đánh giá công tác 9 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị hành phải khởi công trong đầu tháng 10/2022.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị "không được để chậm trễ nữa", sau khi đã lùi thời gian khởi công nhà ga T3 từ quý 3/2022 sang quý 4/2022 vì nguyên nhân vướng mặt bằng.

Được biết, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được xem là một trong những dự án quan trọng, cấp bách góp phần giảm tải cho nhà ga T1, T2 hiện đã quá tải công suất tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng với các nhà ga T1 và T2, sau khi hoàn thành nhà ga T3 sẽ nâng tổng công suất thiết kế của sân bay Tân Sơn Nhất lên khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Cấp bách xây dựng nhà ga T3, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được xem là một trong những dự án quan trọng, giảm tải ùn tắc. Ảnh: H.T

Cụ thể, dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (nhà để xe cao tầng, hệ thống cầu ống lồng…) của Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức triển khai thực hiện với quy mô 20 triệu hành khách/năm. Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 được kỳ vọng sẽ giảm tải cho hai nhà ga T1 và T2 tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).

Dự án dự kiến khởi công trong quý 4/2022 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2024. Được biết, mốc thời gian đã lỡ hẹn so với tiến độ Chính phủ giao trước đó là quý 3/2022.

Gỡ vướng mắc chuyển giao đất, xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Nhận thấy vai trò quan trọng của nhà ga T3 trong bối cảnh ngành hàng không tăng trưởng "chóng mặt" sau dịch Covid-19, giữa tháng 7/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và UBND TP.HCM khởi công dự án Nhà ga hành khách T3 và các dự án giao thông kết nối với ga hành khách T3.

Cấp bách xây dựng nhà ga T3, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 3.

Bộ GTVT yêu cầu sớm khởi công nhà ga T3 Tân Sơn Nhất trong đầu tháng 10/2022. Ảnh: H.T

Theo đó, để nâng cao năng lực khai thác Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng cao, từ năm 2020, Chính phủ đã đồng ý triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3.

Đến nay, Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, việc triển khai các thủ tục bàn giao mặt bằng Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 và các dự án giao thông kết nối khu vực Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất còn nhiều bất cập, không bảo đảm tiến độ hoàn thành khai thác các dự án theo đúng mục tiêu đề ra.

Về việc bàn giao mặt bằng trên diện tích đất quốc phòng để thực hiện Dự án xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa và việc xử lý 12 ụ bê tông xi măng trong phạm vi dải lăn của đường lăn W11A thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ACV và TP.HCM phải giải quyết dứt điểm việc bàn giao mặt bằng trên diện tích đất quốc phòng để thực hiện dự án.

Cấp bách xây dựng nhà ga T3, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 4.

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất quy mô 20 triệu hành khách/năm. Ảnh: H.T

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, UBND TP.HCM, ý kiến các bộ, cơ quan liên quan, việc triển khai các thủ tục để bàn giao mặt bằng theo quy định còn vướng mắc.

Ngày 28/7, Chính phủ đã đồng ý chủ trương Bộ Quốc phòng bàn giao khoảng 27,85 ha đất quốc phòng tại Q.Tân Bình cho UBND TP.HCM quản lý để thực hiện dự án Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Tháng 8 vừa qua, Chính phủ cũng ban hành nghị quyết tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất và dự án đường giao thông kết nối.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.