Thứ ba, 21/05/2024

Cần mở rộng đối tượng, liên kết các tỉnh thành để bình ổn thị trường

24/10/2022 5:24 PM (GMT+7)

Nhiều địa phương và các doanh nghiệp cho rằng để phát huy hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, giúp người dân tiếp cận hàng hóa giá ổn định, chất lượng đảm bảo, chương trình cần mở rộng chủ thể và không gian hơn.

Việc mở rộng tối đa đối tượng tham gia chương trình bình ổn thị trường, gồm doanh nghiệp tại các tỉnh, thành không những giúp chương trình lan tỏa, thêm nhiều người dân tiếp cận hàng bình ổn mà còn kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội ở phạm vi rộng hơn.

Bình ổn thị trường tại chợ truyền thống

Chương trình bình ổn thị trường tại TP.HCM bắt đầu triển khai từ năm 2002, cụ thể là chương trình bình ổn giá từ Tết Nhâm Ngọ 2002, số vốn bình ổn 45 tỷ đồng với 2 doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, Chương trình Bình ổn thị trường tại TP.HCM đã huy động 69 doanh nghiệp và 12 tổ chức tín dụng.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, đánh giá để gia tăng tính hiệu quả của chương trình bình ổn thị trường thì các doanh nghiệp đang kỳ vọng sở, ban, ngành phân luồng lại cho kênh chợ truyền thống để chọn lọc, mở rộng thêm nhiều chợ đạt chuẩn tham gia vào kênh bán hàng bình ổn thị trường.

Cần mở rộng đối tượng, liên kết các tỉnh thành để bình ổn thị trường - Ảnh 1.

Chợ truyền thống chiếm khoảng 80% thị phần cung ứng hàng hóa tại TP.HCM. Ảnh: Hồng Phúc

Với độ phủ rộng, tiếp cận nhiều khách hàng, chợ truyền thống sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ thông qua hệ thống phân phối của họ. Hàng bình ổn thị trường sẽ được tăng cường đến nhiều khách hàng hơn.

Cùng quan điểm này, đại diện MM Mega Market Việt Nam đánh giá với mạng lưới 235 chợ (3 chợ đầu mối, 14 chợ hạng I, 52 chợ hạng II, 166 chợ hạng III và chợ tạm) cung cấp khoảng 80% lượng hàng hoá lương thực, thực phẩm cho người dân TP.HCM hiện nay. Nếu các chợ cùng tham gia vào chương trình bình ổn thị trường sẽ tạo bước đột phá cho chương trình trong giai đoạn mới.

Song song đó, theo vị này, cũng rất cần thiết huy động tất cả nhà phân phối hiện đại, đặc biệt là các thương hiệu phân phối lớn cùng tham gia để tập hợp, phát huy tối đa sức mạnh của kênh phân phối hiện đại sẽ khiến chương trình càng hiệu quả hơn. 

Nguyên nhân là bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến tiêu cực, khó lường và đang ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp phân phối lớn với quy mô và tiềm lực của mình sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết lưu thông và giá cả hàng hóa. 

Liên kết các tỉnh thành để bình ổn thị trường

Bà Châu Thị Lệ - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, cho biết hàng hóa từ Long An chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong danh mục hàng bình ổn thị trường của các doanh nghiệp TP.HCM, đặc biệt là nhóm thực phẩm chế biến. Hiện tỉnh Long An có khoảng 30 chuỗi nông sản an toàn có thể tham gia vào chương trình liên kết bình ổn thị trường

Bà Lệ cho rằng ngành công thương TP.HCM nên xem xét mở rộng cho các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành tham gia chương trình bình ổn thị trường. Nguồn hàng từ chương trình này được phân phối về các tỉnh để người dân có cơ hội mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.

Cần mở rộng đối tượng, liên kết các tỉnh thành để bình ổn thị trường - Ảnh 3.

Nhiều DN, cơ sở sản xuất tại Long An đang cung ứng nguồn hàng cho thị trường TP.HCM. Ảnh: Trần Đáng

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, tỉnh có nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho chương trình bình ổn thị trường của TP.HCM. Thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực nông nghiệp tăng cao nhưng các doanh nghiệp này vẫn đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường TP.HCM với giá ổn định. 

Ông Dũng đề nghị Sở Công Thương TP.HCM sớm triển khai xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh, nhằm liên kết vùng trong xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi cung ứng phục vụ thị trường TP.HCM và cung ứng hàng hóa lại cho các tỉnh.

Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM - bà Lý Kim Chi, cũng đồng tình cần có cơ chế kết nối các doanh nghiệp cùng tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng hàng bình ổn thị trường thì việc triển khai mới thực sự hiệu quả.

"Các sở ngành cần hỗ trợ kết nối để tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng từ nguyên liệu, sản xuất đến chế biến, vận chuyển, phân phối… đều cùng tham gia và thống nhất cắt giảm một phần lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với toàn chuỗi và người tiêu dùng thì hiệu quả của chương trình bình ổn sẽ được nâng cao, tạo sự đột phá và được nhân rộng", bà Chi nói.

Theo đại diện MM Mega Market, sau dịch Covid-19, TP.HCM và các tỉnh, thành tích cực nối lại và nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối cung - cầu. Việc mở rộng tối đa đối tượng tham gia chương trình, gồm doanh nghiệp tại các tỉnh, thành không những giúp lan toả nhanh, mạnh mà còn kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội ở phạm vi rộng hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá măng cụt trong nước tăng cao vì mất mùa, khó cạnh tranh với măng cụt Thái Lan

Giá măng cụt trong nước tăng cao vì mất mùa, khó cạnh tranh với măng cụt Thái Lan

Măng cụt Thái Lan đang được bày bán rầm rộ tại các chợ truyền thống ở Bình Dương, TP.HCM số lượng nhiều, giá rẻ. Trong khi măng cụt Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây mất mùa, giá cao.

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc,... sẽ giới thiệu xu hướng công nghệ mới, có tính ứng dụng cao tại Diễn đàn Công nghệ iTech Expo-TP.HCM 2024 tổ chức từ ngày 10 đến 12/7.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

“Tôi thấy màu sắc trang phục của ông Minh Tuệ mặc rất hài hòa, đẹp, và tôi thiết kế theo, ai ngờ được cư dân mạng hưởng ứng mạnh, hàng trăm áo thun được đặt hàng”, anh Nguyễn Ân, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM thổ lộ.

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.