Thứ tư, 01/05/2024

Cà phê kiểu Việt, cà phê kiểu Tây

23/12/2023 2:48 PM (GMT+7)

"Hôm nào rảnh, cà phê chơi!" là câu nói quen thuộc của những bạn bè ở Sài Gòn.

Tuy nhiên, thức uống truyền thống quen thuộc này được bán suốt ngày, suốt đêm trong mọi con hẻm hay khu dân cư, trên những con đường dù to dù nhỏ, ở quán vỉa hè cũng như quán sang trọng gắn máy lạnh đắt tiền – tới quầy gọi món là trả tiền ngay thay vì sau khi uống xong như quán vỉa hè. Và rõ ràng là không đợi "hôm nào rảnh".

Cà phê kiểu Việt, cà phê kiểu Tây - Ảnh 1.

Một quá cà phê vỉa hè trong khu Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: Minh Nguyên

TP.HCM đã và đang chứng kiến nhiều chuỗi cà phê của các thương hiệu trong lẫn ngoài nước đang cạnh tranh dữ dội với rất nhiều món uống hoàn toàn mới so với tách cà phê nóng kiểu thuần túy Việt Nam được nhâm nhi trên vỉa hè trước khi mặt trời mọc ở Sài Gòn. Những chuỗi cà phê có thương hiệu cũng đã tạo ra cách uống khác của thời hiện đại và mô hình kinh doanh khác xưa.

Bên cạnh nhiều kios cà phê mang các thương hiệu như Phúc Long, Guta, Passio Coffee hay các xe cà phê Ông Bầu, mô hình "Shop - in - shop" cũng không còn mới tại Sài Gòn vì đã có nhiều doanh nghiệp khai thác. Phúc Long, ngoài các kios, cũng là đơn vị điển hình trong mô hình kết hợp này để chia sẻ chi phí mặt bằng và khai thác tối đa nhu cầu của tệp khách hàng thích mua sắm tại các siêu thị hay những cửa hàng bách hóa của Masan Group, nơi Phúc Long là một thành phần trong hệ sinh thái của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Công ty Phúc Sinh của "vua hạt tiêu" Phan Minh Thông, doanh nghiệp đang được biết đến nhiều qua việc xuất khẩu trà túi lọc làm từ vỏ quả cà phê arabica, xác định mục tiêu tại thị trường chuỗi cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới là không ngừng mở rộng hệ thống K Coffee.

Trong kế hoạch phủ sóng thị trường, Phúc Sinh Consumer (thuộc Phúc Sinh) vừa mở cửa hàng thứ 7 của mình, đặt tại TP.HCM.

Theo ông Huỳnh Bảo Thuần, CEO của Phúc Sinh Consumer, doanh nghiệp này có tham vọng mở rộng hệ thống lên 300 cửa hàng (bao gồm mô hình quán cà phê truyền thống và shop-in-shop) tại Việt Nam trong năm 2024. Nghĩa là còn khoảng 293 cửa hàng trong vòng 12 tháng tới đây, và các địa bàn sẽ gồm các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng

Cửa hàng thứ 7 được mở ngày 20/12 tại huyện Nhà Bè, là quán shop-in-ship thứ 2 của thương hiệu sau cái đầu tiên được mở tại Quận 7 (TP.HCM) trong tháng 10. Và quán ở Quận 7 là đơn vị thứ 6 của K Coffee.

Cà phê kiểu Việt, cà phê kiểu Tây - Ảnh 2.

Quán K Coffee trên đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè, TP.HCM) mở ngày 20/12/2023. Ảnh: Phúc Sinh Consumer

Khác với K Coffee, chuỗi Phúc Long hiện nay đang tập trung mạnh vào các cửa hàng lớn và đại diện cho thương hiệu (mà Masan Group gọi là cửa hàng flagship) trong quá trình tái cấu trúc chuỗi; trong đó số lượng kios Phúc Long phải giảm.

Masan Group ở TP.HCM của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (khá nổi tiếng với các thương vụ mua lại doanh nghiệp đình đám) lần đầu rót vốn vào Phúc Long tháng 5/2021: bỏ ra 15 triệu USD (340 tỷ đồng) để mua 20% cổ phần, với định giá Phúc Long lần đầu là 75 triệu USD. Một năm sau đó, định giá của Phúc Long tăng tới gần 450 triệu USD lúc Masan tiếp tục chi hơn 6.100 tỷ đồng để mua thêm 65% cổ phần (tổng tỷ lệ nắm giữ là 85%).

Ban đầu, Masan tập trung mở các kios Phúc Long: mở đến 1.000 kios nằm trong các cửa hàng Winmart. Sau một năm, số lượng kios giảm còn 700. Báo cáo kinh doanh quý 3/2023 của tập đoàn cho thấy tái cấu trúc Phúc Long (tập trung vào cửa hàng flagship, giảm số kios) cho thấy doanh thu của chuỗi này giảm hơn 16% về mức 377 tỷ đồng. Kết quả này tăng nhẹ so với quý 2/2023 và dần hồi phục so với năm 2022.

Tuy doanh thu Phúc Long giảm nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận cải thiện nhiều. Biên lợi nhuận gộp quý 3/2023 đạt hơn 65%, tăng so với quý 2 và cả quý 3/2022. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Phúc Long đạt 78 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý Phúc Long đạt EBITDA cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2023.

Theo số liệu từ Masan, từ cuối năm ngoái, tập đoàn đã đóng khoảng 150 kios, và số được giữ lại chủ yếu để nhận khách online từ các cửa hàng flagship vào giờ cao điểm. Đến nay, tổng số cửa hàng flagship đã tăng lên thành 147.

Cà phê kiểu Việt, cà phê kiểu Tây - Ảnh 4.

Phúc Long là chuỗi cà phê và trà quen thuộc của giới trẻ tại TP.HCM. Ảnh: P.L.

Tương tự Phúc Long, 2 chuỗi lớn khác ở TP.HCM (và một số thành phố khác) là Highlands Coffee và Coffee House cũng lần lượt cắt giảm kios để tập trung vào flagship hay mô hình shop-in-shop.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.