Chủ nhật, 19/05/2024

Bất động sản năm 2023: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại?

03/01/2023 6:27 AM (GMT+7)

Sau một năm nhiều biến cố thăng trầm, nhờ được tháo gỡ về pháp lý và vốn, thị trường bất động sản năm 2023 đang lấp ló dấu hiệu kỳ vọng sẽ hồi phục sớm hơn dự định khi trái phiếu doanh nghiệp gỡ khó, lãi suất vay sẽ hạ và dòng tiền sẽ quay trở lại.

Bất động sản năm 2023: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại? - Ảnh 2.

Thị trường bất động sản sẽ dần khôi phục vào năm 2023 vì nhiều giải pháp từ Chính phủ

Nhiều giải pháp gỡ khó thị trường

Năm 2022, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều khó khăn khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh, dòng tiền bị nghẽn. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu đáo hạn cuối năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là 21.650 tỷ đồng, 119.000 tỷ đồng và 112.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp báo cuối năm 2022 của Bộ Xây dựng mới đây, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, cuối năm 2022, Chính phủ lập tổ công tác gỡ vướng về thị trường bất động sản. Với hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, Tổ công tác đã nắm bắt được tình hình của thị trường và những khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2022.

Tổ công tác xác định được nhiệm vụ, giải pháp và đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp này. Bước đầu đã có dấu hiệu tích cực. Dự án vướng pháp lý sẽ được tìm cách tháo gỡ, nhất là dự án nhà ở thương mại. Với hơn 1.000 dự án ở nhóm này, khi được gỡ vướng, sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường..

"Tôi tin rằng, với sự triển khai đồng bộ của Chính phủ, Bộ, ngành, Tổ công tác, thị trường bất động sản năm 2023 sẽ ổn định và phát triển tốt hơn", ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản và Bộ Xây dựng trong năm 2023 là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân. Tới đây, Bộ sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Bên cạnh đó, đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội; Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” sau khi được Thủ tướng phê duyệt.

Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn. "Việc thực hiện hiệu quả, chất lượng của đề án sẽ góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp", ông Dũng nhấn mạnh.

Thị trường sẽ khôi phục?

Nhìn nhận chung về tương lai thị trường bất động sản, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam đánh giá, vài năm tới, tiềm năng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất lớn. Điều này có được nhờ nền tảng kinh tế Việt Nam ổn định, quá trình đô thị hóa nhanh với tỷ lệ 36% dân số sống tại thành thị. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Theo TS, chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực, khả năng phục hồi của thị trường bất động sản trong 2023 là có cơ sở do các nước trên thế giới bắt đầu không tăng lãi suất giúp áp lực tỷ giá, lãi suất được giảm bớt; các vụ việc tiêu cực trên thị trường cũng được giải quyết; đặc biệt câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đã rõ ràng hơn.

Dù hiện tại được nhìn nhận là khó khăn với thị trường bất động sản Việt Nam, ông Neil nói, Savills liên tục ghi nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế trên tất cả phân khúc của thị trường. Một trong những xu hướng nổi bật là sự gia nhập của các thương hiệu cao cấp và sự tăng cường mở rộng của các chuỗi bán lẻ lớn. Với phân khúc nhà ở, Savills cho biết, tới đây, nhờ vào hạ tầng kết nối được cải thiện, thị trường sẽ có những dự án mới phù hợp với khả năng chi trả của người dân hơn.

Còn ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chia sẻ, nên nhìn nhận những sự vụ làm thị trường xấu đi trong năm 2022 là cá biệt. Thị trường bất động sản bản chất vẫn ổn định. Ông cho rằng, thị trường năm 2023 sẽ có nhiều điểm tích cực vì các chủ đầu tư lớn đã cơ cấu lại sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm có tính thanh khoản cao, cũng như giải quyết nhu cầu của số đông người dân, ví dụ như phát triển nhà ở xã hội.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.