Thứ hai, 20/05/2024

Việt Nam là mô hình quốc gia thành công trong thu hút FDI

08/04/2022 6:00 PM (GMT+7)

Việt Nam là mô hình quốc gia thành công trong thu hút FDI

C huyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, ông Aaditya Mattoo nhận định: Việt Nam là mô hình của một quốc gia rất thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Việt Nam là mô hình quốc gia thành công trong thu hút FDI - Ảnh 1.

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I/2022, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 77,8% tổng vốn FDI; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 379,8 triệu USD, chiếm 8,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 350,3 triệu USD, chiếm 7,9%...

Theo ông Aaditya Mattoo, điều này giúp Việt Nam đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng tốt và giảm tỷ lệ nghèo đói xuống mức thấp so với những năm trước. Thời gian tới, Việt Nam cần tập trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Tuy nhiên WB cũng công bố điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 do Việt Nam gặp phải khó khăn khi đối phó với biến chủng Omicron dẫn tới số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng cao. Thêm nữa, Việt Nam cũng chịu tác động lớn bởi việc nhập khẩu dầu với giá trị lên tới 3% GDP. Đó là chưa kể tới việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu khác như: Sắt, thép... bị ảnh hưởng lớn khi giá nhập khẩu trở nên đắt đỏ; chi phí giá cả tăng cao. Vì vậy, nếu như tháng 10/2021 WB dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm nay thì nay dự báo chỉ còn 5,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là kịch bản cơ bản, xấu hơn nữa kịch bản dự báo có thể chỉ còn 4,4%.

Mặc dù Việt Nam cũng được ghi nhận là một trong những quốc gia giành được nhiều lợi thế nhất, tận dụng được nhiều nhất các cơ hội để mở rộng thương mại toàn cầu, song chính điều đó lại khiến cho Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải thành công hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khuyến nghị: Việt Nam cần thận trọng hơn khi xem xét hệ thống tài chính. Thực tế, các biện pháp tài chính ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra phải được nghiên cứu kỹ. Cái biện pháp, chính sách của Việt Nam cho đến nay đã giúp Việt Nam có thể đi xa hơn và cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu vào lúc này phải cao hơn.

Trước đó, Ngân hàng HSBC đã hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay từ 6,5% xuống 6,2% do nguy cơ ảnh hưởng từ bối cảnh thiếu hụt nhiên liệu toàn cầu. Cụ thể: Một loạt thách thức nổi lên trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao. Điều này khiến chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại. Chỉ tính riêng tháng 3/2022 nhập khẩu dầu thô đã tăng gấp đôi còn nhập khẩu xăng tăng gấp bốn lần mức bình quân tháng so với cùng kỳ năm trước.

Cũng bởi tác động do giá dầu tăng, ngân hàng này dự báo Việt Nam có thêm một năm thâm hụt tài khoản vãng lai, mặc dù ở mức độ khiêm tốn chỉ khoảng 0,2% GDP. Xét những khó khăn bên ngoài, tổ chức này cũng đã tăng nhẹ mức dự báo tỷ giá USD/VNĐ trong ngắn hạn, nhưng mức dự báo đến cuối năm vẫn ở mức 22.800 đồng. Doanh thu bán lẻ phục hồi chưa mạnh, với quý I/2022 chỉ đạt mức 2,5% so với cùng kỳ 2021. Một phần lý do là thị trường lao động còn yếu. Trong khi đó, giá dầu tăng làm tăng chi phí sinh hoạt, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân.

Tuy nhiên, báo cáo của HSBC vẫn nhận định, với dự báo GDP mới, nhiều khả năng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tăng trưởng vượt bậc trong khu vực năm nay. Theo mục tiêu của Chính phủ, GDP 2022 nằm trong khoảng 6 - 6,5%.

Với kết quả tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã có một khởi đầu tốt đẹp cho năm 2022 với GDP quý I/2022 tăng vững vàng ở mức trên 5% so với cùng kỳ 2021 nhờ phục hồi trên diện rộng; động lực tăng trưởng bên ngoài đã tăng tốc trở lại.

Không chỉ hưởng lợi từ chu kỳ công nghệ được kéo dài, các ngành trọng điểm khác của Việt Nam cũng có kết quả tốt. Tiêu dùng cá nhân tiếp tục phục hồi dù còn chậm. Việt Nam cũng đã gia nhập đội ngũ các nước mở cửa biên giới từ giữa tháng 3/2022, tạo điều kiện sẵn sàng hồi sinh ngành du lịch. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings khẳng định: "Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng tốc lên 6,1% vào năm 2022 và 6,3% vào năm 2023, dẫn đầu là sự phục hồi của nhu cầu trong nước, xuất khẩu mạnh và dòng vốn FDI cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất".

Liên quan đến kiểm soát lạm phát, HSBC vẫn giữ nguyên dự báo lạm phát năm 2022 là 3,7%, vẫn dưới mức mục tiêu 4% của NHNN. "Điều may mắn là lạm phát của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát", báo cáo HSBC nêu.

Các quốc gia còn lại trong khu vực được dự báo tăng trưởng 4,8% theo kịch bản cơ sở và 4,2% theo kịch bản xấu. Quan trọng hơn, theo kịch bản xấu mà WB dự đoán, có thể sẽ có thêm 6 triệu người trong khu vực tiếp tục bị kẹt dưới ngưỡng nghèo ở mức 5,5 USD/ngày trong năm 2022. Báo cáo ghi nhận, chiến sự tại Ukraine đang đe dọa tiến trình phục hồi không đồng bộ tại các quốc gia đang phát triển tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sau cú sốc của dịch bệnh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.