Thứ năm, 23/05/2024

Có cần nới thời gian sở hữu bất động sản cho người nước ngoài?

22/11/2021 8:44 AM (GMT+7)

TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam đặt vấn đề, một số quốc gia quy định sở hữu bất động sản lên tới 99 năm để thu hút đầu tư vậy sao Việt Nam không?

Có cần nới thời gian sở hữu bất động sản cho người nước ngoài? - Ảnh 1.

Đề xuất nới thời gian sở hữu BĐS cho người nước ngoài, hút giới siêu giàu. Ảnh: C.N

Mới đây, tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam đặt vấn đề, một số quốc gia quy định sở hữu bất động sản lên tới 99 năm để thu hút đầu tư vậy sao Việt Nam không? Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế, luật sư nói rằng, đề xuất hơi khiên cưỡng, không phù hợp.

 Nới thời gian sở hữu

Phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam mới đây, TS Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam - cho rằng, pháp lý bất động sản du lịch chưa rõ ràng đã làm lỡ rất nhiều cơ hội phát triển, cần hoàn thiện để tạo động lực.

“Tôi luôn đặt ra câu hỏi, tại sao một năm người Việt Nam có thể chi ra hàng tỉ đến hàng chục tỉ đồng để mang ra nước ngoài mua bất động sản? Tại sao các quốc gia đều khuyến khích thu hút mua bất động sản của nước họ? Tại sao không có vướng mắc gì cả? Tại sao người nước ngoài lại mua bất động sản ở Việt Nam lại khó như vậy? Tại sao họ vào Việt Nam xây biệt thự, du lịch, đem dòng khách vào Việt Nam mà chúng ta không khuyến khích?

Tôi cho rằng, cần có sự cân bằng lại giữa đưa dòng tiền Việt Nam ra nước ngoài và hút dòng tiền vào bất động sản Việt Nam”, TS Lương Hoài Nam đặt ra hàng loạt vấn đề.

TS Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản cho rằng, trên thực tế, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu là doanh nghiệp trong nước, chiếm đến trên 80%, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài rất ít, chủ yếu là nhà điều hành, nhà tư vấn.

Nhưng xét ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhìn nhận, hiện các tổ chức nước ngoài đầu tư vào bất động sản theo Luật Đầu tư không hạn chế danh mục nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam và cũng không cấm đầu tư nước ngoài vào danh mục bất động sản và bất động sản nghỉ dưỡng.

Minh chứng cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào bất động sản của Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, dòng vốn này luôn đứng thứ 3. Đơn cử như 10 tháng năm 2021, đã có hơn 2,1 tỉ USD vào lĩnh vực này.

Có nhiều cách thu hút đầu tư

Về đề xuất này, trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển cho rằng, mục đích của việc kéo dài thời gian sở hữu bất động sản là để thu hút đầu tư nhưng chúng ta phải đánh giá là có thu hút được không.

“Chúng ta đang muốn nhắm tới thu hút người nước ngoài của Châu Âu, Châu Mỹ… nhưng khả năng các nhóm đầu tư ở khu vực này thường ít có nhu cầu vào Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận.

Chỉ có những người công tác lâu dài ở Việt Nam thì họ mong muốn có sở hữu bất động sản và họ mua để sở hữu. Nếu ở góc độ này thì dù có 50 năm hay 90 năm thì cũng như nhau”, TS Hiển nói và cho rằng, nói về góc độ thu hút vốn đầu tư ở đây là không thực tế.

Theo ông Hiển, dòng vốn bất động sản có nhiều cách để thu hút đầu tư chứ không phải vì vấn đề sở hữu này. Cùng quan điểm, luật sư Hoàng Tùng (Văn phòng luật sư Trung Hòa - Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, nếu xét về quản lý nhà nước thì chúng ta phải xem mức độ sở hữu bất động sản như hiện nay có bất cập hay không.

Theo luật thì có các đối tượng ví dụ như người nước ngoài được mua nhà trong khu dự án, mua nhà ở chung cư thì có, còn sở hữu về đất nền là không có.

Luật sư Tùng cho hay, những đặc khu như Vân Đồn, Phú Quốc mình vẫn cho cơ chế đặc thù. Chính vì vậy nếu đặt ra thời hạn sử dụng đất mà ảnh hưởng đến đầu tư của người nước ngoài là hơi khiên cưỡng và không có cơ sở thực tiễn.

“Hiện nay Luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn đang rất tốt. Trong một thời gian dài áp dụng, nghiên cứu cũng chưa thấy nhiều vướng mắc, bất cập về vấn đề thu hút đầu tư. Chúng ta mở cửa đến mức như vậy là đảm bảo mức đúng, đủ và không có bất cập. Nếu cho thêm hay chỉnh sửa như đề xuất này thì không cần thiết”, luật sư Tùng nhấn mạnh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sôi động với chuỗi hoạt động cuối tuần 'Cafe cùng Him Lam Thường Tín'

Sôi động với chuỗi hoạt động cuối tuần 'Cafe cùng Him Lam Thường Tín'

Chuỗi hoạt động “Cafe cùng Him Lam Thường Tín” diễn ra vào cuối tuần với nhiều quà tặng giá trị, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách hàng tham gia.

TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm

TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm.

Áp lực tài chính khiến "đại gia" bất động sản Bình Dương phải chuyển nhượng dự án

Áp lực tài chính khiến "đại gia" bất động sản Bình Dương phải chuyển nhượng dự án

Becamex IDC -- "ông trùm" bất động sản công nghiệp tỉnh Bình Dương -- được dự báo sẽ phải tiếp tục thực hiện các thương vụ chuyển nhượng dự án để thanh toán cho các khoản vay mà Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính.

Ngắm trung tâm điều khiển, bãi đỗ Metro hiện đại nhất Việt Nam

Ngắm trung tâm điều khiển, bãi đỗ Metro hiện đại nhất Việt Nam

Khu trung tâm điều khiển, sửa chữa, bảo dưỡng tuyến Metro số 1 cơ bản đã hoàn thành và sẽ vận hành thương mại trong tháng 10/2024, sau hơn 10 năm xây dựng.

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.