Thứ sáu, 19/04/2024

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

19/10/2021 1:00 PM (GMT+7)

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.


Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục - Ảnh 1.

Thiếu hụt lao động là một trong những thách thức lớn với doanh nghiệp thủy sản hiện nay.


Thấm đòn dịch bệnh

Từ giữa tháng 9/2021, việc nới lỏng giãn cách đã thúc đẩy sự phục hồi của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, song kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm 36%, các loại cá biển khác giảm 65%, tôm giảm 21% so với cùng kỳ.

Ngoại trừ xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng trưởng nhẹ ở mức 3%, đạt 159 triệu USD, xuất khẩu sang các thị trường khác tiếp tục sụt giảm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu có mức giảm mạnh nhất, với gần 50%; các thị trường Nhật Bản, Canada, Anh, Australia giảm từ 35 - 45%; EU, Nga giảm trên 15% và Hàn Quốc giảm 5%.

Lý giải nguyên nhân sụt giảm của xuất khẩu tháng 9, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, từ giữa tháng 7/2021, TP.HCM, 18 tỉnh phía Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận…) là khu vực trọng tâm của ngành thủy sản Việt Nam (chiếm 90 - 95% kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc) phải thực hiện giãn cách xã hội theo các mức độ khác nhau.

“Trong 2 tháng qua, chỉ có 30% số nhà máy duy trì sản xuất cầm chừng, 70% số nhà máy không đủ điều kiện phải tạm ngừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy, thậm chí ngừng hoàn toàn”, ông Hòe cho hay.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC), trong tháng 8/2021, sản lượng và giá trị xuất khẩu của MPC giảm lần lượt 30% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn hàng về khá đều đặn, nhưng do áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” khiến các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang chỉ đạt 25% công suất nên xuất khẩu giảm sâu.

Trong khi đó, tại Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC), trong nửa đầu tháng 8, Công ty thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, nửa tháng sau được nới lỏng nhưng hoạt động chưa trở lại bình thường. Kết quả, sản xuất tôm tháng 8 đạt 1.618 tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị tiêu thụ đạt 11,1 triệu USD, giảm 56%.

Với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC), tổng doanh thu tháng 8 đạt 705 tỷ đồng, giảm 8% so với tháng 7 chủ yếu do mảng cá tra giảm 14%. Tháng 9, doanh thu xuất khẩu của VHC đạt 658 tỷ đồng, giảm 7% so với tháng 8.

Xuất khẩu cuối năm còn nhiều điểm nghẽn

Cuối năm là mùa cao điểm xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản, do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu tăng vọt trong dịp lễ, Tết.

Tuy nhiên, VASEP dự báo, với tình hình hiện tại, xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 giảm ít nhất 25% so với cùng kỳ, ước đạt 692,2 triệu USD. Trong 2 tháng cuối năm 2021, dù các doanh nghiệp nỗ lực thích ứng, khả năng xuất khẩu cũng chỉ tương đương hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Ông Hòe cho biết, đến đầu tháng 9, chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp đánh giá đủ khả năng phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, 60-70% số doanh nghiệp còn lại cho rằng rất khó hoặc cần thêm thời gian để bắt nhịp trở lại.

Câu chuyện khôi phục sản xuất của doanh nghiệp chế biến thủy sản đang gặp nhiều lực cản, như dòng tiền cạn kiệt, giá cả đầu vào leo thang và thiếu nhân lực trầm trọng.

Theo ước tính của VASEP, có khoảng 300.000 lao động trực tiếp trong ngành chế biến thủy sản đã mất việc làm trong giai đoạn vừa qua, nhiều người trong số họ đã về quê, nên việc khôi phục sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, từ khi dịch bệnh bùng phát, nguyên liệu bị ùn ứ, giá giảm, người dân không tiếp tục thả nuôi, khiến diện tích nuôi trồng giảm, tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguyên liệu ngay sau khi các doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

“Nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng (tôm, cá tra…) sẽ thiếu từ 20 - 30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10 - 20% trong những tháng cuối năm”, ông Hòe nhận định.

Hệ lụy của việc chậm khôi phục sản xuất của ngành chế biến thủy sản là Việt Nam có thể mất đi thị phần từ những thị trường xuất khẩu lớn.

Ông Lê Văn Quang chia sẻ, nhiều khách hàng đã yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đơn hàng đã ký để họ kịp tung ra thị trường dịp Noel. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể đáp ứng được do thiếu lao động, chưa kể đơn hàng nợ còn rất nhiều. Nếu không giao được đơn hàng, đối tác sẽ mua của các nước khác, dẫn tới việc mất khách hàng và phải cần tới 3 - 5 năm mới có thể khôi phục được thị trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.