Thứ sáu, 17/05/2024

Xuất khẩu gạo nóng đến mức doanh nghiệp than không đủ gạo để bán

26/04/2023 1:43 PM (GMT+7)

Ngành gạo xuất khẩu đang trong giai đoạn rất sáng khi xuất khẩu tăng trưởng 45% về giá trị, nhiều doanh nghiệp không đủ gạo để bán

Ngày 26-4, tại TP HCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo quý I/2023 định hướng điều hành kinh doanh gạo trong thời gian tới với sự tham gia của lãnh đạo các địa phương ĐBSCL và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến 15-4, Việt Nam đã xuất khẩu được 2,371 triệu tấn gạo, trị giá 1,251 tỉ USD, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 33,7% về số lượng và tăng 44,55% về trị giá là kết quả rất ấn tượng.

Nhìn chung về thị trường xuất khẩu gạo năm nay về phía nguồn cung thấp hơn nhu cầu nên đầu ra thuận lợi, vấn đề của ngành gạo năm nay là khâu sản xuất và liên kết sản xuất sao cho có các chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu thị trường.

"Chúng ta vẫn cần chất lượng ổn định hơn nữa để doanh nghiệp giữ uy tín trong xuất khẩu. Đặc biệt, cần kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác để doanh nghiệp mạnh dạn chào hàng vào các thị trường cao cấp, giá cao. Nếu gạo còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng bị phạt, bị trả lại, thậm chí là hủy lô hàng, thiệt hại rất lớn" – Chủ tịch VFA nêu.

Xuất khẩu gạo nóng đến mức doanh nghiệp than không đủ gạo để bán - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Khỏe, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Đại Dương Xanh (Lotus Rice), cho hay ngành gạo Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để vươn lên tầm cao mới.

"Bây giờ mọi người hỏi tôi khó khăn là gì? Trả lời thật, nói không phải chảnh, đó là không đủ gạo để bán. Nói chính xác là không đủ gạo chất lượng theo tiêu chuẩn thị trường châu Âu (EU), Mỹ để xuất khẩu theo nhu cầu khách hàng"- ông Khỏe nói.

Theo ông Khỏe, công ty ông đã xuất khẩu gạo sang EU từ khi chưa cho Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA), với lượng bán chỉ 1-2 container (khoảng 20 tấn/container) thì nay lên đến vài ngàn tấn/năm nhưng chưa là gì so với nhu cầu của họ.

"Vấn đề bây giờ không phải là giá cả mà chúng ta cần số lượng đủ để cung cấp cho đối tác. Chúng tôi đã tìm được thị trường ngách giá cao và đang làm việc với các địa phương để mở rộng vùng nguyên liệu. Trước khách hàng mua gạo Việt Nam vì giá rẻ, nay họ mua gạo của chúng ta vì chất lượng" – ông Khỏe bày tỏ.

Xuất khẩu gạo nóng đến mức doanh nghiệp than không đủ gạo để bán - Ảnh 2.

Lotus Rice hiện chưa đủ số lượng theo đơn hàng xuất khẩu

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dự báo ngành gạo năm nay chủ yếu là thuận lợi, thời cơ hơn thách thức.

Vấn đề hiện nay là cần tổ chức lại sản xuất, liên kết, thích ứng biến đổi khí hậu để tận dụng được cơ hội thị trường.

"Chúng tôi sẽ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng lại cơ cấu chủng loại gạo phù hợp với xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ trọng xây dựng thương hiệu, giữ uy tín, thị trường" - Thứ trưởng Bộ Công Thương lưu ý.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.