Thứ ba, 19/03/2024

Xi măng vào đợt tăng giá lần thứ 2 trong năm 2022

16/05/2022 5:00 PM (GMT+7)

Trước áp lực chi phí sản xuất tăng mạnh, một loạt doanh nghiệp xi măng tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán từ đầu tháng 5/2022, cũng là lần tăng giá lần thứ 2 từ đầu năm đến nay.



    Xi măng vào đợt tăng giá lần thứ 2 trong năm 2022 - Ảnh 1.

    Vissai, Vicem Bút Sơn, Vicem Bỉm Sơn công bố tăng giá bán xi măng từ đầu tháng 5/2022

    Giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng tăng cao, đặc biệt là than, xăng dầu đã làm tăng giá thành phẩm sản xuất xi măng. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, một số doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá bán các sản phẩm xi măng cả nội địa lẫn xuất khẩu để bù đắp chi phí sản xuất.

    Ngay sau kỳ nghĩ lễ 30/4-1/5, Ban Kinh doanh nội địa thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai đã có Tờ trình xin chủ trương tăng giá đối với các sản phẩm xi măng bao và rời do Tập đoàn The Vissai sản xuất thêm 80.000 đồng/tấn từ ngày 10/5 để đảm bảo sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm.

    Đây là lần tăng giá thứ 2 của thương hiệu xi măng Vissai, do không thể cáng đáng nổi đà tăng của chi phí sản xuất. Trong đợt tăng giá gần đây nhất vào cuối tháng 3 năm nay, Vissai tăng 100.000 đồng/tấn.

    Tháng 3 và đầu tháng 4 năm nay, trong đợt tăng giá đầu tiên trong năm, phần lớn các doanh nghiệp đều tăng từ 100.000 - 150.000 đồng/tấn.

    Với lần tăng giá từ đầu tháng 5, khối các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, gồm Vicem Bỉm Sơn, Vicem Bút Sơn cũng quyết định điều chỉnh tăng giá bán. 

    Theo đó, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn cho biết, tình hình thị trường vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt từ ngày 27/4, giá than thế giới tiếp tục tăng cao đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất clinker, xi măng. Doanh nghiệp này cho hay, sau khi rà soát mức độ ảnh hưởng của giá than tăng lần này đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của clinker gần 85.000 đồng/tấn, bao PCB30 xấp xỉ 50.000 đồng/tấn, bao PCB40 gần 58.000 đồng/tấn, rời PCB40 công nghiệp trên 65.000 đồngtấn.

    Căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, sau khi thống nhất về lộ trình tăng giá trên các địa bàn với một số doanh nghiệp sản xuất xi măng như Nghi Sơn, Long Sơn, Vicem Hoàng Mai, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,  từ ngày 10/5, Vicem Bỉm Sơn đã có thông báo điều chỉnh giá bán xi măng bao, rời tăng: 70.000 đồng/tấn. Giá xuất khẩu xi măng và clinker cũng tăng 95.000 đồng/tấn.

    Xí nghiệp Tiêu thụ Xi măng Vicem Bút Sơn thì thông báo tăng giá bán xi măng từ 6/5, trong đó, xi măng bao dân dụng PCB30, PCB40, MC25, C91; Xi măng bao PCB30, PCB40 sử dụng vỏ bao dán đáy công trình tăng thêm 50.000 đồng/tấn. Xi măng rời PCB30, PCB40 (bao gồm cả xi măng đóng bao Jumbo, vỏ bao Jumbo của khách hàng) tăng: 70.000 đồng/tấn.

    Dự báo, trong tháng 5 sẽ có thêm nhiều nhà sản xuất xi măng tiếp tục công bố tăng giá bán sản phẩm để bù đắp phần nào chi phí trước sự tăng giá phi mã của các loại chi phí đầu vào. Như vậy, mặt bằng giá xi măng sẽ tăng cao, tác động trực tiếp đến giá xây dựng, giá bất động sản chắc chắn sẽ tăng theo.

    Bộ Xây dựng cho biết, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng, thép... nên trong quý I/2022, giá các vật liệu xây dựng thiết yếu này đã có sự tăng giá; thậm chí thép ghi nhận tăng giá mạnh (tăng 3,5% so với quý IV/2021).

    Giá than, xăng dầu và nhiều nguyên nhiên liệu khác tăng cao làm đội giá thành sản xuất đã tác động mạnh đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xi măng trong quý 1/2022. Đơn cử, lợi nhuận quý 1 của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) giảm gần 74% so với cùng kỳ năm trước, là quý công ty có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2018. Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân (HVX) có doanh thu giảm hơn 17%, lợi nhuận sau thuế giảm 8%.

    Bình luận của bạn
    (*) Nội dung bắt buộc cần có
    Bình luận
    Xem thêm bình luận

    Nhập thông tin của bạn

    Cạnh tranh khốc liệt, Masan, Vinamilk và Sabeco dành hàng ngàn tỷ mỗi năm cho hoạt động này

    Cạnh tranh khốc liệt, Masan, Vinamilk và Sabeco dành hàng ngàn tỷ mỗi năm cho hoạt động này

    Cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam khiến các "đại gia" trong ngành phải đổ nhiều tiền ra cho quảng cáo và khuyến mại để mở rộng tệp khách hàng và tăng thị phần, dù biết sẽ "ăn" vào lợi nhuận doanh nghiệp.

    "Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón

    "Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón

    Khi mới ra đời, Nón Sơn chỉ sản xuất nón vải cho nữ. Với những sản phẩm lên đến vài triệu đồng hiện nay nhưng luôn treo biển ‘Mua 1 tặng 1’, thương hiệu Nón Sơn đã tồn tại như thế nào trong 28 năm qua với hơn 200 cửa hàng tại Việt Nam?

    Núi tiền bồi thường, tiền phạt rơi xuống đầu Apple

    Núi tiền bồi thường, tiền phạt rơi xuống đầu Apple

    Apple vừa đồng ý bồi thường 490 triệu USD để dàn xếp vụ kiện tập thể cáo buộc CEO Tim Cook lừa gạt các cổ đông vì đã giấu thông tin về nhu cầu iPhone sụt giảm ở Trung Quốc. "Táo khuyết" cũng mới nhận án phạt hơn 530 triệu USD từ Liên minh châu Âu.

    Vụ vay 8,5 triệu 'ôm nợ' 8,8 tỷ đồng: Phân biệt loại thẻ, trách nhiệm ngân hàng

    Vụ vay 8,5 triệu 'ôm nợ' 8,8 tỷ đồng: Phân biệt loại thẻ, trách nhiệm ngân hàng

    Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM Nguyễn Đức Lệnh, các ngân hàng thương mại phải thường xuyên quan tâm, đôn đốc, theo dõi khách hàng; hạn chế nợ quá hạn phát sinh và hạn chế những phát sinh, vấn đề liên quan rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng và những phát sinh không đáng có…

    Sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam

    Sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam

    Nhật Bản giới thiệu sò điệp và các loại hải sản cao cấp vào Việt Nam và đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng khi hàng loạt nhà hàng Nhật Bản đang mọc lên ngày càng nhiều.

    Boeing, Walmart sẽ đến TP.HCM tìm nhà cung cấp

    Boeing, Walmart sẽ đến TP.HCM tìm nhà cung cấp

    Boeing, Walmart và hàng loạt tập đoàn lớn hàng đầu thế giới sẽ đến TP.HCM tìm kiếm các nhà cung cấp.