Thứ tư, 08/05/2024

Vượt gió ngược, đón đại bàng

08/02/2024 9:08 AM (GMT+7)

Cho dù bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều khó khăn trở ngại, song Việt Nam vẫn là điểm sáng kinh tế của châu Á – Thái Bình Dương năm 2023 và các nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục đặt lòng tin vào triển vọng lâu dài của Việt Nam.

Ngày 10/12/2023, tỷ phú công nghệ Jensen Huang, người được mệnh danh là "phù thủy AI", CEO của Nvidia – công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới của Mỹ, đã tới thăm Việt Nam.

Với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, đó là một ngày đặc biệt. Chuyến thăm diễn ra chỉ 3 tháng sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác tại Mỹ và đến thăm trụ sở Nvidia tại Thung lũng Silicon, mời Jensen Huang thăm Việt Nam.

Khi tỷ phú đến Việt Nam

Ông Hoàng Anh Tuấn và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã có đóng góp quan trọng trong việc kết nối để đưa nhà tỷ phú công nghệ tới Việt Nam. 

Vượt gió ngược, đón đại bàng- Ảnh 1.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, khánh thành ngày 24/4/2023 giúp rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến thành phố biển Phan Thiết chỉ còn hơn 2 giờ. Ảnh: Lê Toàn

Không tiết lộ cụ thể việc kết nối đã diễn ra như thế nào, nhưng ông Tuấn cho biết: "Tôi thấy để Việt Nam có thể cất cánh, ghi tên trên bản đồ phát triển của thế giới, không có cách nào khác là tập trung vào công nghệ, cụ thể là bán dẫn và trí tuệ nhân tạo".

"Chúng tôi đã kết nối các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam với các công ty công nghệ. Lãnh đạo Việt Nam đưa ra cam kết về quyết tâm cao nhất của Chính phủ Việt Nam về phát triển công nghệ, hỗ trợ các ty công nghệ khi họ đầu tư vào Việt Nam. Sau khi có những cam kết cấp cao, chúng tôi làm công việc kết nối và truyền đạt lại thông điệp cho Chủ tịch Nvidia", ông Tuấn nói.

63% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu, và 31% xếp Việt Nam vào top 3 điểm đến đầu tư hàng đầu.

Việc kết nối đã thành công và Jensen Huang tới Hà Nội. Việt Nam là điểm dừng chân lâu nhất của nhà tỷ phú trong chuyến thăm châu Á - 3 ngày trong số 8 ngày thăm 4 nước gồm cả Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, một trong những nhiệm vụ của ông đã hoàn thành, nhưng ông cho rằng đó mới chỉ là khởi đầu.

Tại Việt Nam, gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính, CEO của tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới với giá trị 1,2 nghìn tỷ USD đánh giá cao tiềm năng, cơ hội lớn và chiến lược, tầm nhìn, cách tiếp cận rất rõ ràng, trọng tâm đầu tư hạ tầng của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, và đặc biệt là nguồn nhân lực của Việt Nam trong lĩnh vực này. Ông cho biết đã đầu tư 250 triệu USD vào Việt Nam và tuyên bố sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam.

Nvidia là một ví dụ về sự quan tâm của các tập đoàn công nghệ cao toàn cầu đối với Việt Nam những năm qua. Tháng 9/2023, Công ty Hana Micron của Hàn Quốc khánh thành nhà máy sản xuất chất bán dẫn thứ hai của họ ở Việt Nam. Tháng 10/2023, sau 2 năm xây dựng, tập đoàn Amkor khởi động dự án nhà máy bán dẫn trị giá 1,6 tỷ USD…

Năm qua đã chứng tỏ Việt Nam bắt nhịp được các xu hướng chuyển dịch đầu tư của thế giới. Đó là đầu tư vào phát triển bền vững, phát triển xanh, đầu tư công nghệ cao. Cam kết của Chính phủ đưa Việt Nam đạt mục tiêu net zero và việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật lên đối tác chiến lược toàn diện là một vài trong số những cú hích để tạo ra làn sóng FDI mới.

Nền kinh tế kiên cường

Nhìn lại năm 2023, đây là một năm nhiều "cơn gió ngược" với nền kinh tế như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2023 diễn ra tại Thiên Tân, Trung Quốc tháng 6/2023. Thủ tướng chỉ ra "6 cơn gió ngược" cản trở kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam, từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu, lạm phát gia tăng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, hậu quả của đại dịch Covid-19 kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh… Một trong những hậu quả là tổng vốn FDI toàn cầu năm 2022 sụt giảm 12%.

Vượt gió ngược, đón đại bàng- Ảnh 2.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, FDI đạt gần 29 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Ảnh: TL

Song trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng của khu vực. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Andrea Coppola nói rằng nếu được chọn một từ để mô tả kinh tế Việt Nam trong năm 2023, ông sẽ chọn từ "kiên cường". Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng tương đối cao so với các nền kinh tế khác ở mức 5,2%. FDI vào Việt Nam tăng mạnh: Trong 11 tháng đầu năm 2023, FDI đạt gần 29 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

"Năm qua Việt Nam là địa điểm thu hút FDI rất tốt dù có nhiều khó khăn", Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Shantanu Chakraborty cho biết. "Mặc dù có nhiều thách thức với nền kinh tế, song Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng 5,2%. Về ngoại giao, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc. Việt Nam đã chào đón lãnh đạo 2 nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc tới thăm, có nhiều đối tác thương mại lớn… Nhìn con số FDI của năm qua, hy vọng sang năm (2024) Việt Nam còn thu hút tốt hơn".

Đánh giá của Giám đốc ADB Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất trí. Đầu tháng 10/2023, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo Chỉ số Niềm tin kinh doanh cho thấy cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam. Chỉ số này đã tăng trở lại trong quý III năm 2023 lên mức 45,1 điểm so với 43,5 điểm của quý trước. Mặc dù con số này vẫn dưới 50 điểm trong 4 quý liên tiếp, nhưng trong bối cảnh khó khăn, mức tăng nhỏ này cũng phản ánh phần nào dấu hiệu tích cực trong nền kinh tế. Theo báo cáo, số doanh nghiệp dự báo xu hướng tiêu cực đã giảm 5%.

Tuy các doanh nghiệp vẫn rất thận trọng trong việc mở rộng và tăng đầu tư, nhưng sức hấp dẫn của Việt Nam vẫn mạnh mẽ, với 63% doanh nhgiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu, và 31% xếp Việt Nam vào top 3 điểm đến đầu tư hàng đầu.

Vượt gió ngược, đón đại bàng- Ảnh 3.

63% doanh nhgiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu, và 31% xếp Việt Nam vào top 3 điểm đến đầu tư hàng đầu. Ảnh: Một đường dẫn ra cảng ở Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: TL

Tương tự, theo khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố hôm 14/12/2023, các doanh nghiệp Nhật đã xếp Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hoặc khu vực về triển vọng kinh doanh tốt nhất, vượt qua Trung Quốc thứ ba và chỉ sau Ấn Độ. Vị trí này của Việt Nam tăng 2 bậc so với năm trước đó, cho thấy lòng tin ổn định về lâu dài của các nhà đầu tư Nhật.

Quá trình đầy thách thức

Song những trở ngại vẫn tồn tại. Để "dọn ổ đón đại bàng" thì Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm mới có thể đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư. Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho biết, các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục thúc giục việc giảm bớt quan liêu, tăng cường môi trường pháp lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, nới lỏng yêu cầu thị thực và giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài. Ở tầm vĩ mô, việc gia tăng sức chống chọi của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài và phát huy nội lực sẽ giúp tạo môi trường ổn định và tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế.

Những xu hướng đầu tư mới đang được các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Những yêu cầu về phát triển bền vững đã trở thành tất yếu nhằm gia tăng tính cạnh tranh để thu hút FDI trong mọi lĩnh vực. "Xu hướng đầu tư xanh ngày càng tăng, đây là lúc Việt Nam cần hành động, hợp tác nhiều hơn để thu hút đầu tư xanh và có thể đạt được cam kết net zero, cam kết phát triển bền vững", Giám đốc ADB Việt Nam Shantanu Chakraborty nói.

Còn với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, người kết nối Nvidia thăm Việt Nam, ông thấy rõ rằng Việt Nam có nhiều yếu tố để ông chủ Nvidia phải quan tâm: "Khi họ sang đây chúng tôi tạo điều kiện để họ thấy Việt Nam đang có khát vọng vươn lên, có đội ngũ kỹ sư sẵn sàng đáp ứng, tham gia làm đối tác tin cậy của Nvidia". 

Nhưng chuyến thăm mới là kết quả ban đầu và hành trình tiếp theo luôn đầy thách thức. Ông nói: "Quyết tâm cao nhất của Chính phủ Việt Nam đã có. Lời hứa của họ với lãnh đạo Việt Nam đã có. Công việc làm sao biến các cam kết chính trị, tuyên bố đó thành hành động cụ thể, là các khoản đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như thiết kế, nghiên cứu và phát triển, đào tạo, sản xuất, nâng tính hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra hệ sinh thái sản xuất chip ở Việt Nam, tạo ra các tác động khuếch đại. Có rất nhiều việc phải làm".


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Thông qua việc mua cổ phiếu mới phát hành, CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) và những cá nhân liên quan đang sở hữu tỷ 8,47% vốn của Công ty Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức -- doanh nhân Đoàn Nguyên Đức.

Những ngày tới, mưa lớn có thể gây ngập cục bộ ở TP.HCM

Những ngày tới, mưa lớn có thể gây ngập cục bộ ở TP.HCM

Mặc dù thời tiết còn nắng nóng, tuy nhiên theo kết quả dự báo, những ngày tới TP.HCM sẽ có mưa, trường hợp mưa lớn có thể gây ngập cục bộ.

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

4 tháng đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ, dệt may, máy móc… tăng vọt. Dù vậy, chủ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM vẫn chưa thể lạc quan.

Sinh viên tham dự cuộc thi sáng tạo phim quảng cáo, tìm cơ hội việc làm

Sinh viên tham dự cuộc thi sáng tạo phim quảng cáo, tìm cơ hội việc làm

Cuộc thi marketing và sáng tạo phim quảng cáo – TVCreate 2024 dự kiến tiếp cận 15.000 bạn trẻ đang làm việc và quan tâm đến lĩnh vực marketing và quảng cáo.

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Tổng nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam trong quý I/2024 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp giá vàng thế giới không ngừng leo thang, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết hôm nay (7/5).

4 tháng đầu năm, các nền tảng công nghệ nước ngoài nộp bao nhiêu tiền thuế?

4 tháng đầu năm, các nền tảng công nghệ nước ngoài nộp bao nhiêu tiền thuế?

Google, Meta (tập đoàn mẹ của Facebook), Microsoft, TikTok, Netflix và các nhà cung cấp nước ngoài khác đã nộp thuế 3.900 tỷ đồng cho Việt Nam, theo Tổng cục Thuế. Trong 2 tháng đầu năm, con số này đạt hơn 2.000 tỷ đồng.