Thứ sáu, 17/05/2024

Vụ “rau sạch” dỏm tràn vào siêu thị, mức phạt quy định thế nào?

24/09/2022 8:38 AM (GMT+7)

Theo quy định của pháp luật, rau sạch phải là rau an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn này do Bộ NN&PTNT đưa ra. Tiêu chuẩn này quy định rất nghiêm ngặt từ quy trình sản xuất cho đến thu hoạch, bảo quản. Điều này đảm bảo khách hàng có thể truy xuất về nguồn gốc của thực phẩm…

Vụ “rau sạch” dỏm tràn vào siêu thị, mức phạt quy định thế nào? - Ảnh 1.

Cần xử lý nghiêm vụ rau sạch "dỏm" tràn vào siêu thị gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cả người nông dân, doanh nghiệp làm ăn chân chính. Ảnh minh họa: Q.H

Rau sạch, rau đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ có giá thành đắt hơn nhiều so với rau thông thường. Tuy nhiên, những ngày qua báo chí phản ánh ở một vài siêu thị, gian hàng điện tử đã trà trộn hàng "chợ", dán mác VietGAP để biến thành "rau sạch" thì đây là biểu hiện của hành vi lừa dối người tiêu dùng.

Chính vì vậy, việc siêu thị chấm dứt hợp đồng cung cấp rau với đơn vị cung cấp "rau sạch" cho siêu thị là điều cần thiết để giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Trong sự việc này cơ quan Quản lý thị trường cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ hành vi gian dối của những cửa hàng này thực hiện như thế nào, diễn ra trong thời gian bao lâu và bao nhiêu người tiêu dùng đã mua phải rau sạch rởm. Thậm chí cơ quan chức năng điều tra có hay không hành vi làm giả chứng nhận VietGAP?

Trên cơ sở đó cơ quan chức năng có thể xử lý các đơn vị này bằng chế tài hành chính hoặc là hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Cơ quan chức năng cần làm rõ có hành vi lừa dối khách hàng ở đây hay không?

Theo LS Lê Bá Thường (thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM), có thể thấy, thời gian qua nhiều người dân sẵn sàng trả giá cao để mua rau "an toàn" và "đạt chuẩn VietGAP" bán tại các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi nhưng khách hàng không thể ngờ rằng có một số nhà cung cấp nông sản đã đi gom rau ở chợ, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.

Đó là các vụ việc như vụ Công ty Đông A, Công ty TNHH nông sản Trình Nhi mà báo chí phản ánh trong thời gian từ tháng 8 đến giữa tháng 9/2022 có nhiều trường hợp "phù phép" rau chợ đầu mối, nông sản nhập từ Trung Quốc thành "rau sạch Đà Lạt", chuẩn VietGAP.

Hành vi này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại cho những người mua mà còn làm mất lòng tin của người dân về chất lượng sản phẩm bán ở một số siêu thị hay cửa hàng tiện lợi… gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Có thể thấy đây là kiểu làm ăn "treo đầu dê bán thịt chó", đây được xem như hành vi giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì, xuất xứ và chất lượng hàng hóa là dạng làm giả hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương hiệu khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn và bao bì sản phẩm.

Vụ “rau sạch” dỏm tràn vào siêu thị, mức phạt quy định thế nào? - Ảnh 2.

Người tiêu dùng chấp nhận bỏ mức tiền cao hơn để dùng rau sạch, an toàn...

Vụ việc đang chờ kết luận của cơ quan chức năng, nhưng với các hành vi vi phạm nêu trên là sự lừa dối bán sản phẩm không đạt chất lượng như cam kết gây ra thiệt hại cho khách hàng nếu ở mức độ nhẹ, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì Công ty Đông A và các bên liên quan có thể bị phạt hành chính với số tiền là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng (Điều 13 Nghị Định số 98/2020/NĐ-CP).

Nếu trường hợp cơ quan chức năng hữu quan điều tra kết luận phát hiện có sai phạm đúng như báo chí phản ánh và gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì hành vi đối với những bên liên quan đến công ty Đông A, các cá nhân, tổ chức khác có liên quan thông đồng, cấu kết với công ty Đông A về việc cắt bao bì, gắn mác một bao bì khác, thể hiện sự chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi qua mặt các nhân viên, thu lời bất chính thì hành vi này có thể bị xử hình sự "tội lừa dối khách hàng".

Tuỳ theo mức độ thu lợi bất chính và hậu quả xảy thì hành vi gian dối khách hàng có thể đối diện với mức phạt tù đến 5 năm và mức phạt tiền đến 500 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm (Điều 198 BLHS 2015).

Đồng thời, hành vi thay đổi nhãn, mác của sản phẩm, hàng hóa chưa được kiểm định chất lượng thành sản phẩm, hàng hóa được đóng nhãn, mác đã kiểm định chất lượng VietGAP để bán giá cao, thu lợi bất chính của nhà sản xuất, phân phối và buôn bán hàng giả mạo thì hành vi này còn có thể cấu thành tội hình sự "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm".

Vì tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Cá nhân, tổ chức phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vụ lợi. Hành vi gian lận này đối với cá nhân phạm tội có thể bị xử phạt tù đến 5 năm.

Còn đối với pháp nhân thương mại thì tùy vào mức độ thu lợi bất chính và hậu quả xảy ra thì có thể bị phạt tiền lên đến đến 18 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm (Điều 193 BLHS 2015).

"Do đó, người dân khi đi mua hàng phải luôn luôn có ý thức cảnh giác, phải tự bảo vệ mình thông qua việc thay đổi tư duy lựa chọn và sử dụng thực phẩm bằng kiến thức, kỹ năng chứ không nên lựa chọn bằng niềm tin, bằng mắt để tránh các mối nguy do thực phẩm kém chất lượng gây ra cho sức khỏe của bản thân và của gia đình", luật sư Lê Bá Thường, nhận định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.