Bệnh viêm vùng chậu
Nhiều vi sinh vật khác nhau có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu của đường sinh dục trên, nhưng hai thủ phạm phổ biến là Chlamydia trachomatis và Neisseria chiếm 80% trường hợp.
Nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis. Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là vi khuẩn gây bệnh phổ biến, có thể lây nhiễm niệu đạo và cổ tử cung. Thường ở những người trẻ tuổi từ 15-19 dễ mắc phải. Bệnh dễ điều trị nhưng giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, Chlamydia có xu hướng tiềm ẩn nên không được chẩn đoán cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng hơn so với giai đoạn đầu. 50% không có triệu chứng. 40 % các trường hợp, khi phát hiện, căn bệnh đã tiến triển thành bệnh viêm vùng chậu, một nguyên nhân chính gây vô sinh nữ.
Nhiễm Neisseria lậu. Vi khuẩn lậu Neisseria lây truyền qua giao hợp âm đạo và hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng.
Hai bệnh có thể xảy ra cùng lúc. Bệnh lậu cũng bắt đầu ở niệu đạo hoặc cổ tử cung. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu Neisseria tăng sinh nhanh chóng có thể di chuyển đến tử cung và ống dẫn trứng, làm phát sinh bệnh viêm vùng chậu.
![]() |
Siêu khuẩn lậu sẽ ngày càng phổ biến và khó điều trị. |
Mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung HPV
Các nhà khoa học đã xác định được hàng trăm loại virus nhưng một số trong số đó được truyền từ người này sang người khác trong quan hệ tình dục không được bảo vệ và gây ra mụn cóc sinh dục lành tính (condylomata acuminata). Các papilloma virus gây cho 80% trường hợp ung thư cổ tử cung, ngoài ra còn có một số bệnh ác tính khác ở bộ phận sinh dục.
Theo The National Institute of AIDS and Infectious Diseases gần một nửa số phụ nữ mang virus này mà không có triệu chứng gì cả. Mụn cóc sinh dục thường xuất hiện thành cụm bên trong và bên ngoài âm đạo, cổ tử cung hoặc hậu môn. Mụn cóc có hình như mồng gà ở nam, ít phổ biến hơn, mọc trên dương vật, bìu hoặc xung quanh hậu môn. Chúng thường có màu hồng hoặc màu thịt và thường được xử trí bằng cách dùng thuốc. Mụn cóc lớn có thể phải được loại bỏ bằng một trong một số quy trình phẫu thuật như phẫu thuật lạnh (đông lạnh), đốt điện hoặc phẫu thuật laser.
Mụn rộp sinh dục
Có hai loại virus herpes simplex (type 1 và type 2). Type 2 là loại rất dễ lây lan gây ra mụn rộp sinh dục. Mụn này thường xuất hiện trên hoặc xung quanh âm đạo, dương vật, hậu môn hoặc trên mông và đùi. Trong khi đó, herpes simplex type 1 thường gây ra vết loét chung quanh bên ngoài miệng hoặc mụn nước ở nướu hoặc trong cổ họng. Cả hai loại có thể được truyền vào miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng.
Do virus cư trú vĩnh viễn các dây thần kinh cảm giác ở đáy tủy sống, mụn rộp sinh dục là một tình trạng mãn tính, suốt đời. Chúng cũng tiềm ẩn nhưng nó được kích hoạt lại định kỳ và tạo ra các cụm vết loét nhỏ. Những đợt bùng phát này, thường kéo dài khoảng một tuần, nên được cảnh báo rằng căn bệnh này dễ lây lan. Virus di chuyển lên các dây thần kinh dẫn đến bề mặt da, sinh sôi nảy nở, làm phát sinh các vết loét mới. Bệnh có thể lây nhiễm ngay cả khi không có vết loét hoặc tổn thương.
Giang mai
Bệnh giang mai đã được biết qua nhiều thế kỷ. Vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào máu, đưa nó đến các cơ quan bên ngoài đường sinh dục.
Bệnh được chia thành ba giai đoạn: sơ cấp (giai đoạn 1), thứ phát (giai đoạn 2) và toàn phát (giai đoạn 3). Triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai là một vết loét cứng, tròn được gọi là chancre ở vùng sinh dục. Phụ nữ thường không nhận ra rằng họ bị nhiễm bệnh vì nó phát triển bên trong âm đạo; trong khi đó với nam, nó hình thành ở bên ngoài dương vật và được chú ý ngay lập tức.
![]() |
Các bệnh lây qua đường tình dục hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta hiểu biết về nó một cách cặn kẽ và nghiêm túc |
Vì các chancres không gây đau và có thể lành trong vòng bốn đến sáu tuần, nên đa số thường bỏ qua không đi khám. Dù vết loét biến mất, nhưng 1/3 bệnh nhân tiếp xúc với bệnh giang mai nguyên phát có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp. Vài tuần sau khi chancre lành lại, họ nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các đốm màu nâu đỏ, có kích thước bằng một đồng xu, có thể lan rộng bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Hiện nay bệnh giang mai có khả năng điều trị tốt. Tuy nhiên, một phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai nguyên phát hoặc thứ phát gần như chắc chắn sẽ truyền vi khuẩn cho thai nhi. Biến chứng của bệnh giang mai gồm có nhiễm trùng sớm trong thai kỳ, sẩy thai và một loạt các biến chứng bao khác như thiếu máu, chảy máu, sưng hạch đãn đến nhiễm trùng các cơ quan khác như phổi, lá lách và não.
Gửi bình luận