Thứ ba, 21/05/2024

Vietbank sẽ mua lại hơn 340 tỷ đồng trái phiếu trong quý VI/2022

12/10/2022 10:01 AM (GMT+7)

Hội đồng Quản trị Vietbank (UPCoM: VBB) đã nhất trí thông qua việc mua lại trước hạn trái phiếu với giá trị dự kiến 343 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong quý IV/2022...

Vietbank sẽ mua lại hơn 340 tỷ đồng trái phiếu trong quý VI/2022 - Ảnh 1.

Khách hàng giao dịch tại Vietbank. Ảnh: Vietbank

Theo đó, trái phiếu được mua lại có mã VIETBANK.L.20.27.001, phát hành vào ngày 28/10/2020, kỳ hạn 7 năm, kỳ thanh toán lãi 1 năm/lần. Tổ chức tư vấn phát hành và lưu ký trái phiếu là CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV).

Theo kế hoạch, VBB dùng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh để mua lại 343 tỷ đồng trái phiếu trong quý IV/2022. Giá trị mua lại bằng mệnh giá cộng dồn lãi trái phiếu chưa thanh toán tính đến ngày mua lại, không bao gồm ngày mua lại.

Tính đến cuối tháng 6/2022, VietBank có 2.585 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn gốc 7 năm của Ngân hàng có lãi suất thả nổi, lãi suất năm đầu tiên cố định từ 7 - 8,23%/năm; trái phiếu 2 năm có lãi suất cố định từ 5,2 - 5,5%/năm.

Đến cuối tháng 6/2022, Ngân hàng có 956 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Đồng thời, Ngân hàng nắm giữ khoảng 4.903 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức kinh tế và 5.413 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, VietBank trích đến 168 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 6 lần cùng kỳ. Kết quả, VietBank đạt gần 388 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 19% trong 2 quý đầu năm nay.

Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch 1.090 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm 2022, 6 tháng, VietBank chỉ mới thực hiện được 36% kế hoạch.

Tính đến 30/06/2022, tổng tài sản Ngân hàng tăng 6% so với đầu năm, lên mức 109.667 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại tổ chức tín dụng tăng 14% lên 16.524 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 11% lên 56,222 tỷ đồng…

Số dư nợ xấu Ngân hàng tăng 19% so với cuối năm 2021, đạt 2.196 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 3,65% lên 3,91%.

Năm 2022, Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.090 tỷ đồng, tăng 71,4% so với năm 2021; tổng tài sản đạt trên mức 130.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đặt mục tiêu mở rộng thị phần, kiểm soát nợ quá hạn dưới mức 3,5% theo quy định.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VBB của VietBank chốt phiên ngày 11/10 đứng ở mức 8.400 đồng/cổ phiếu...

Mới đây, nhằm tăng cường đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs, Vietbank đã triển khai sản phẩm "Cho vay siêu tốc VB SUPER" với hạn mức cấp tín dụng lên đến 10 tỷ đồng, thời gian xét duyệt nhanh chóng trong 48 giờ… và sản phẩm "Tái cấp nhanh dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ". 

Với thời gian phê duyệt nhanh, quy trình thực hiện thủ tục, hồ sơ đơn giản, giải ngân nhanh chóng, các sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp có ngay nguồn tài chính, phục hồi hoạt động sản suất kinh doanh, đặc biệt là giai đoạn hậu Covid-19 để bứt phá vào những tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, Vietbank còn triển khai các combo trọn gói như VB PRO, VB PROMAX, VB PLUS để tối ưu giá trị và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua nhiều ưu đãi đặc biệt như: miễn phí đăng ký tài khoản với cơ quan đăng ký kinh doanh, miễn phí quản lý tài khoản và miễn phí đăng kí mở tài khoản số đẹp... 

Đồng thời khi doanh nghiệp giao dịch tại quầy cũng sẽ được miễn hoàn toàn các loại phí như: chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Vietbank, nộp/rút tiền mặt, kiểm đếm, sao kê tài khoản/sao lục chứng từ, chi hộ lương trong hệ thống Vietbank và thanh toán theo lô...

Ngoài ra, Vietbank đang triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% dành cho các khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ khách hàng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19. 

Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày khách hàng cung cấp đủ hồ sơ theo quy định của Vietbank đến ngày 31/12/2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí (hạn mức hỗ trợ lãi suất) được thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.