Thứ bảy, 18/05/2024

Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm cà pháo, cải chua… nhưng phát triển chưa xứng tầm

02/03/2022 6:30 AM (GMT+7)

Mùa dịch Covid-19, kim chi Hàn Quốc đã tăng doanh số xuất khẩu 50% nhờ truyền thông, marketing tốt rằng các sản phẩm lên men có thể hỗ trợ miễn dịch. Trong khi đó, Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm lên men như cà pháo, cải chua, giá chua… nhưng lâu nay vẫn chưa được quảng bá tốt, chưa phát triển xứng tầm…

Đây là trăn trở của bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, cùng các chuyên gia về dinh dưỡng, tại Tọa đàm "Dòng chảy thị trường thực phẩm chay và thịt thay thế", diễn ra ngày 3/1, tại TP.HCM.

Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm cà pháo, cải chua… nhưng phát triển chưa xứng tầm - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm "Dòng chảy thị trường thực phẩm chay và thịt thay thế. Ảnh: Quốc Hải

Xu hướng ăn chay nở rộ, cơ hội cho nông sản Việt

Theo số liệu nghiên cứu thị trường mà Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao công bố, trên 60% người được khảo sát có quan điểm ăn chay sẽ tốt cho sức khỏe. Và, trong 100 người ăn chay trên thế giới thì có tới 65 người là phụ nữ. Điều này cho thấy xu hướng ăn chay đang ngày càng được ưa chuộng.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Việt Nam có lợi thế trồng trọt, có nhiều phụ phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp có thể chế biến sản phẩm chay như dừa, sen, cà pháo… đặc biệt là mít non - là một nguyên liệu làm thực phẩm chay đa dạng, thông dụng như gỏi mít non, mít non chay kho.

"Hiện nay, thay vì kêu mít không tiêu thụ được, thì những trái mít non, hộp mít luộc… có thể là nguyên liệu tốt cho dòng sản phẩm đồ hộp chay. Đây chính là cơ hội kinh doanh lớn từ chế biến nông sản nhiệt đới thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm chay cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chế biến các sản phẩm chay", bà Hạnh phân tích.

Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm cà pháo, cải chua… nhưng phát triển chưa xứng tầm - Ảnh 2.

Sản phẩm cà pháo và các loại dưa muối được đánh giá là chưa phát triển xứng tầm...- Ảnh: Sông Hương Foods

Đồng quan điểm, PGS.TS Đàm Sao Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cho rằng, tỷ lệ của người sử dụng sản phẩm thay thế thịt ngày càng tăng trên thế giới, đây là xu thế không chỉ cho người tiêu dùng, mà tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt.

"Các sản phẩm thay thế thịt hiện nay đã được nhiều hãng lớn trên thế giới phát triển. Việt Nam có lợi thế từ nguồn tài nguyên sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú để có thể chế biến. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu thị trường cần gì thì mới phát triển được", bà Mai nói.

"Có 4 lý do dẫn tới thực trạng số lượng người ăn chay càng ngày càng đông, không chỉ ở châu Á mà cả các nước phương Tây. Đó là vì sức khỏe, đạo đức, tôn giáo và môi trường.

Chính xu thế này, đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi với lợi thế từ một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản đa dạng, cũng như sự đa dạng trong chế biến các sản phẩm chay"

Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đặc biệt, theo chuyên gia dinh dưỡng này, hiện nay người tiêu dùng đang quan tâm hơn đến các vấn đề an toàn thực phẩm, đến tiêu chuẩn nên đây cũng là cơ hội cho thực phẩm đóng gói đạt chuẩn.

"Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm chay sang các nước, trước khi đi thị trường nào thì phải tuân thủ tiêu chuẩn của thị trường đó. Lúc đầu có thể rất khó nhưng chúng ta đều làm được. Đây cũng là cách để phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp" – bà Mai chia sẻ thêm.

Marketing còn kém?

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng thừa nhận, Việt Nam đã đưa nhiều sản phẩm thực phẩm ra thế giới, nhưng xuất khẩu thành một khối độc lập gọi là "thực phẩm chay" thì có lẽ chưa có.

"Có thể trong các dòng sản phẩm xuất khẩu như mì gói, nước mắm… có đan xen các sản phẩm chay, nhưng để nói một khối sản phẩm chay độc lập, đặc sắc như kim chi của Hàn Quốc thì có lẽ chưa có. Kể cả như Vinamit – đơn vị chuyên xuất khẩu mít non thì cũng chưa thể thành một sản phẩm đặc sắc để người ta phải đi tìm kiếm để mua", bà Hạnh phân tích.

Còn về phía nhà nước, theo bà Hạnh, thì hiện chưa có chiến dịch nào để marketing riêng cho các sản phẩm chay của Việt Nam.

Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm cà pháo, cải chua… nhưng phát triển chưa xứng tầm - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods), giới thiệu về món cà pháo... - Ảnh: Facebook NV

"Trong mùa dịch Covid-19, kim chi Hàn Quốc đã tăng doanh số xuất khẩu 50% nhờ truyền thông, marketing tốt rằng các sản phẩm lên men có thể hỗ trợ miễn dịch. Trong khi đó, Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm lên men như cà pháo, cải chua, giá chua… nhưng lâu nay vẫn chưa được quảng bá tốt, chưa phát triển xứng tầm…", bà Hạnh dẫn giải.

Ngoài ra, một vấn đề mà bà Hạnh lưu ý các DN, là sự nghiêm ngặt về kiểm nghiệm hóa chất của châu Âu và các thị trường khó tính khác đang đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất không chỉ là thực phẩm chay mà là tát cả các thực phẩm chế biến xuất khẩu nói chung.

Ở góc độ là DN trực tiếp sản xuất thực phẩm chay, thực phẩm thay thế thịt, ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods), cho hay, thời gian qua DN tập trung vào mặt hàng cà pháo.  

Tuy nhiên, trong cà pháo có một thứ mà người Việt rất cần đó là vitamin, đúng ra thời gian rồi Sông Hương Food sẽ tập trung nhiều cho marketing nhưng thực sự vẫn chưa làm nổi bật yếu tố dinh dưỡng này của món cà pháo. Chắc chắn, Sông Hương Food sẽ điều chỉnh chiến lược quảng bá sản phẩm trong thời gian tới.

"Tôi ước mơ một ngày cà pháo sẽ xuất hiện ở mọi mâm cơm người Việt như kim chi ở Hàn Quốc" - CEO Sông Hương Foods, chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, liệu giá vàng có giảm?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, liệu giá vàng có giảm?

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng một lượng

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Bước vào giữa tháng 5, giá vé máy bay các hãng đã có xu hướng hạ nhiệt. Đồng thời, các hãng hàng không cũng tung nhiều chương trình ưu đãi giá vé, kích cầu đi lại.

Bộ Tài chính chỉ đạo nóng về thị trường vàng, chống buôn lậu

Bộ Tài chính chỉ đạo nóng về thị trường vàng, chống buôn lậu

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tập trung chỉ đạo thực hiện tăng cường biện pháp quản lý thị trường vàng theo chỉ đạo của Chính phủ. Các tổng cục này phải tăng cường các biện pháp quản lý, phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng,