Thứ sáu, 10/05/2024

Việt Nam đang thu hút các nhà làm chip của Mỹ

12/05/2023 1:00 PM (GMT+7)

Đang có làn sóng các công ty sản xuất chip hàng đầu của Mỹ dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam.

Mới đây, hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết để đảm bảo chuỗi cung ứng chip, Mỹ chọn Việt Nam cùng một số nước ở khu vực châu Á để đặt nhà máy sản xuất trong lĩnh vực này.

Việt Nam hấp dẫn vì nhiều lý do

TS Majo George, Trường ĐH RMIT Việt Nam, bình luận việc Mỹ quyết định chuyển các nhà máy sang Việt Nam để đảm bảo chuỗi cung ứng chip là một động thái chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc - quốc gia có lịch sử thống trị ngành sản xuất chip.

Theo TS Majo George, Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn vì nhiều lý do. Đầu tiên, VN có một nền kinh tế mở rộng nhanh chóng với chi phí lao động thấp, đầu tư cơ sở hạ tầng đáng kể và lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ. Thứ hai, các chính sách thuận lợi của Chính phủ Việt Nam và nhiều ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đang thu hút các nhà làm chip của Mỹ - Ảnh 1.

Chi phí lao động là một trong những yếu tố thu hút các nhà sản xuất chip ở Việt Nam. Ảnh: THU HÀ

Thứ ba, vị trí địa lý của Việt Nam gần với Trung Quốc, điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất chip giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Bằng cách chuyển nhà máy sang Việt Nam, các công ty có thể giảm rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng địa chính trị hoặc các yếu tố khác.

Theo dữ liệu của US Census, ngành công nghiệp chip đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Ấn Độ. Việt Nam cũng đang gia tăng liên kết thương mại với Mỹ trong lĩnh vực chip với mức tăng trưởng lên đến 75%. Việt Nam đã đóng góp hơn 10% lượng chip nhập khẩu của Mỹ trong bảy tháng liên tiếp (tính đến tháng 2-2023).

Hiệu quả của thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng chip

Theo các chuyên gia, chính việc thay đổi chiến lược chuỗi cung chip đã giúp Việt Nam hưởng lợi thu hút dòng vốn liên quan đến lĩnh vực này. Việt Nam cũng ngày càng được xem là điểm đến hấp dẫn cho việc sản xuất chip của các tập đoàn đa quốc gia.

Ông Kim Huat Ooi, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam, cho biết kinh tế toàn cầu đang bị tác động bởi căng thẳng địa chính trị, lạm phát và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Intel Việt Nam đặt tại TP.HCM vẫn đang tăng trưởng tốt và đóng vai trò là địa điểm sản xuất quan trọng của tập đoàn.

Dù bị nhiều ảnh hưởng bởi tác động dịch bệnh nhưng trong ba năm qua, Intel Việt Nam vẫn đóng góp hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu cho Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP).

Trong giai đoạn này, thế giới thiếu hụt chip thì Intel Việt Nam đã duy trì mức sản xuất ổn định trong lĩnh vực này. Cũng tại SHTP, trong 13 năm qua, Intel đã xuất khẩu với giá trị kim ngạch lên đến 75 tỉ USD và tạo ra 7.000 công ăn việc làm cho nhân lực công nghệ cao.

“Chúng tôi đã đầu tư thêm 1,5 tỉ USD và mong muốn tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam” - ông Kim Huat Ooi nói.

Theo GS-TS Đặng Lương Mô, một nhà khoa học vi mạch từng làm việc tại Nhật, Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất chip hàng đầu của thế giới. Đó là Chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế và nhiều lợi ích khác cho các công ty FDI.

Việt Nam đã đầu tư hàng tỉ USD vào việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực chip nhằm thu hút các nhà sản xuất chip lớn. Việt Nam sẵn có lượng lớn nhân lực trẻ, có kỹ năng, được đào tạo tốt, là nhân tố quan trọng trong ngành công nghiệp chip.

Cần nhiều nỗ lực lớn hơn

TS Majo George nhận định khi muốn thu hút các “ông lớn” sản xuất chip,Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia và Đài Loan (Trung Quốc).

Việt Nam hiện nay cũng chỉ đạt đến giai đoạn thiết kế với hai công ty dẫn đầu là FPT và Viettel, còn tại khu vực FDI đang thực hiện ba công đoạn chính gồm thiết kế, sản xuất và lắp ráp, thử nghiệm, đóng gói (ATP).

“Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là về vị trí, chính sách của Chính phủ và lực lượng lao động lành nghề với chi phí hợp lý khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất chip lớn đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Nếu tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và đổi mới, Việt Nam có tiềm năng cao để trở thành quốc gia dẫn đầu trong ngành sản xuất chip” - TS Majo George đánh giá.

Ngoài ra, các nhà đầu tư có xu hướng thiết lập sản xuất ở những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi về lao động có trình độ, chi phí hợp lý, cơ sở hạ tầng tốt, chính trị ổn định, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách của chính phủ. Hiện Việt Nam đang đáp ứng khá tốt vấn đề này và là một cơ hội gia tăng năng lực cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút những tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất chip.


Cần xây dựng thương hiệu quốc gia là nơi sản xuất chip

Việt Nam cần xây dựng thương hiệu quốc gia là nơi tốt nhất cho ngành sản xuất chip. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thúc đẩy đổi mới và tinh thần khởi nghiệp để thiết lập một ngành công nghiệp điện tử cạnh tranh trong nước.

Theo tôi, phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng thông minh là một trong những yếu tố cần thiết nhất để dẫn đầu lĩnh vực sản xuất chip. Phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng với những quốc gia khác trong khu vực có thể hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguyên liệu đầu vào và linh kiện quan trọng cần thiết cho sản xuất chip.

VN phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ, hợp tác với các đối tác quốc tế, khuyến khích đổi mới và khởi nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cần phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng để tham gia vào chuỗi cung ứng chip toàn cầu, vươn ra ngoài giai đoạn đóng gói.

TS MAJO GEORGE, Trường ĐH RMIT Việt Nam

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cháy rụi 40 xe điện tại Hội An

Cháy rụi 40 xe điện tại Hội An

Vụ cháy lớn tại bãi đậu xe ở Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) hôm nay làm 40 xe điện bị thiêu rụi.

Vì sao Chính phủ Mỹ điều tra máy bay Boeing 787 Dreamliner?

Vì sao Chính phủ Mỹ điều tra máy bay Boeing 787 Dreamliner?

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết Cục đang điều tra về nghi vấn nhân viên của Boeing làm giả hồ sơ kiểm tra chất lượng trên máy bay phản lực 787 Dreamliner -- niềm tự hào của Boeing.

iPad Pro thế hệ mới trình làng với màn hình OLED, sức mạnh áp đảo

iPad Pro thế hệ mới trình làng với màn hình OLED, sức mạnh áp đảo

Apple cuối cùng đã tiết lộ các mẫu iPad Pro được thiết kế lại với chip M4, màn hình OLED Ultra Retina XDR,…

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.

Nhiều mẫu xe bán tải ngừng bán ở Việt Nam

Nhiều mẫu xe bán tải ngừng bán ở Việt Nam

Báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy 2 tháng liên tục (tháng 2 và 3 vừa qua) mẫu xe bán tải BT-50 không bán được chiếc nào, còn trong tháng 1 thì bán được 5 chiếc.

Toyota Hilux được đại lý giảm giá dù chưa ra mắt

Toyota Hilux được đại lý giảm giá dù chưa ra mắt

Mặc dù chưa chính thức ra mắt nhưng Toyota Hilux đã được một số đại lý nhận đặt cọc với mức giá ưu đãi hơn so với mức giá tạm tính.