Thứ bảy, 11/05/2024

Viếng Dinh Bà Thu Bồn, nét đẹp văn hóa đầu xuân

13/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

Dù chưa đúng dịp lễ chính thức vào tháng 2 âm lịch, nhưng cứ mỗi độ xuân về, du khách gần xa lại tìm đến viếng Dinh Bà Thu Bồn ở huyện Nông Sơn (Quảng Nam) như một nét đẹp truyền thống.

Viếng Dinh Bà Thu Bồn ngày đầu năm

Sông Thu Bồn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của người dân Quảng Nam. Ảnh: Trần Khánh

Sông Thu Bồn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của người dân Quảng Nam. Ảnh: Trần Khánh

Từ huyện Duy Xuyên, chúng tôi ngược dòng sông Thu Bồn tìm đến huyện Nông Sơn.

Nắng mùa này đẹp lắm. Gió cũng thơm hương bưởi từ vườn cây trái 2 bên bờ sông Thu Bồn làm khoan khoái lòng người.

Du khách nhìn về hướng Dinh Bà Thu Bồn ở bờ bên kia sông Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Du khách nhìn về hướng Dinh Bà Thu Bồn ở bờ bên kia sông Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Chuyện xưa kể rằng, Bà vốn là Bô Bô Phu nhân, một nữ tướng người Chăm, tài sắc vẹn toàn.

Dinh Bà Thu Bồn ở thôn Trung An (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) ngày nay là nơi Bà chọn làm căn cứ đóng quân khi xưa.

Tại đây, cùng với việc luyện binh, Bà còn cho quân lính tổ chức sản xuất; rồi dạy lại cho dân làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dạy dân cách dùng thảo dược để chữa bệnh.

Trong một lần thất trận, Bà trầm mình xuống dòng sông Thu Bồn tự vẫn. Thi hài Bà trôi về miền xuôi, được người dân (thuộc huyện Duy Xuyên ngày nay) chôn cất, dựng lăng thờ tự.

Đường vào Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Đường vào Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Ngoài ra, còn nhiều thoại sử khác nữa kể về Bà. Dân ở đây vẫn quen gọi Bà theo tên của con sông quê hương là Bà Thu Bồn.

Để tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn của Bà và dòng sông Thu Bồn, dân làng 2 bên bờ sông chọn ngày mùng 10 và 11/2 âm lịch để làm lễ Bà Thu Bồn rất chu đáo.

Lễ này được tổ chức song hành ở cả huyện Duy Xuyên và huyện Nông Sơn cho đến bây giờ. Lễ hội trở thành thông lệ bất biến mà dân làng thường gọi là Lệ Bà.

Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Tháng giêng âm lịch không phải dịp chính lễ, nhưng cứ đầu năm, vẫn có rất nhiều các bậc trung niên, và người trẻ đến để vía Dinh Bà.

Mỗi người dân đến Dinh Bà với nhiều mục đích. Người cầu tài lộc, người cầu bình an sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tất cả mọi người đều mang theo tấm lòng thành kính, tìm đến với đức tin trong tâm hồn.

Đến với Dinh Bà, lòng người như lắng đọng lại, hòa mình vào không gian êm đềm của sông nước. Chúng tôi cũng chìm mình trong không gian đầy những trầm tích văn hóa của Dinh Bà Thu Bồn.

Từ cổng chính nhìn vào Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Văn Lễ, người dân ở thôn Trung An (xã Quế Trung) kể, không rõ niên đại xây dựng Dinh Bà Thu Bồn. Và cũng có thể Dinh được dựng trên nền móng của một công trình kiến trúc Champa xưa cũ.

"Gian chánh điện Dinh Bà được phục dựng lại, còn tươi màu vôi mới. Thế nhưng cổng dinh và bờ tường bao quanh vẫn còn nguyên nét rêu phong cũ kỹ", ông Lễ nói.

Cổng phụ vào Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Nét văn hóa truyền thống ở Dinh Bà Thu Bồn 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lễ hội Bà Thu Bồn cùng với Dinh Bà có mối quan hệ gắn bó với khu đền tháp ở Thánh địa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên).

Ông Lễ kể tiếp, sau khi mất, Bà nhiều lần hiển linh và phù hộ cho dân làng nhân dân sống dọc theo bờ sông vượt qua thiên tai, giúp cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng trĩu hạt.

Gốc cây cổ thụ bám chặc rễ vào bờ tường thành. Ảnh: Trần Khánh

Đến thời nhà Nguyễn, Bà được sắc phong là Bô Bô Phu Nhân Thượng Đẳng Thần.

Theo ông Lễ, Không chỉ trong dịp Lệ Bà mà những ngày đầu năm, người dân trong làng cùng những người con làm ăn xa xứ thường tìm về để vía Bà. 

Những người tìm về đây đều chung một ý nguyện, viếng nhang, gửi gắm một phần tâm nguyện cầu mong bình yên hay những ước nguyện trong tương lai.

Nét rêu phong, cổ kính góp phần làm nên sức hút với du khách khi đến với Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

"Viếng Dinh Bà đầu xuân cùng với Lệ Bà (tháng 2 âm lịch) tạo thành một nét văn hóa truyền thống, làm nên giá trị di sản quý báu của cộng đồng dân cư sóng dọc theo 2 bên bờ sông Thu Bồn", ông Lễ chia sẻ.

Du khách đến viếng Dinh Bà Thu Bồn đầu năm mới để cầu mong những điều tốt đẹp. Ảnh: Trần Khánh

Gian điện thờ trong Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Gian điện thờ trong Dinh Bà Thu Bồn. Ảnh: Trần Khánh

Trong khuôn viên của Dinh Bà Thu Bồn vẫn còn rất nhiều cây cổ thụ, tỏa bóng mát cả một vùng. Ảnh: Trần Khánh

Trong khuôn viên của Dinh Bà Thu Bồn vẫn còn rất nhiều cây cổ thụ, tỏa bóng mát cả một vùng. Ảnh: Trần Khánh

Dinh Bà Thu Bồn ở huyện Nông Sơn vẫn còn lưu giữ di vật là những bia đá khắc chữ Hán Nôm. Còn tại Lăng Bà Thu Bồn ở huyện Duy Xuyên, người ta còn tìm thấy bia đá khắc Phạn ngữ cổ (Sankrit). Ảnh: Trần Khánh

Dinh Bà Thu Bồn ở huyện Nông Sơn vẫn còn lưu giữ di vật là những bia đá khắc chữ Hán Nôm. Còn tại Lăng Bà Thu Bồn ở huyện Duy Xuyên, người ta còn tìm thấy bia đá khắc Phạn ngữ cổ (Sankrit). Ảnh: Trần Khánh

Từ năm 2008, Dinh Bà Thu Bồn được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Năm 2020, Lễ hội Bà Thu Bồn được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Sắc phong ngày 25 tháng 7 năm thứ 9 niên hiệu Khải Định (1924) ghi rõ: "Trước đây thờ phụng Thục Hạnh Mỹ Đức Dực Bảo Trung Hưng Bô Bô Phu Nhân Thượng Đẳng Thần giúp nước đỡ dân rất linh ứng đã được ban sắc cho phụng thờ". Nay "tiếp tục phong tặng là Mặc Phù Hiển Tướng Thượng Đẳng Thần, cho thờ phụng như cũ theo nghi lễ của nước nhà".

Tháng 8/2021, UBND huyện Nông Sơn tổ chức lễ An vị sắc phong (phục dựng) Mặc Phù Hiển Tướng Thượng Đẳng Thần cho Ban Quản lý di tích Dinh Bà Thu Bồn giữ gìn, thờ phụng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tranh cãi nhà hàng phục vụ trứng bạch tuộc sống ở Singapore

Tranh cãi nhà hàng phục vụ trứng bạch tuộc sống ở Singapore

Chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người tỏ ra giận dữ khi nhà hàng phục vụ món trứng bạch tuộc sống. Ngoài tự nhiên, quá trình ấp trứng của loài này lên đến 4 năm.

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Chi tiết hoạt động, sự kiện Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024

Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024 là chuỗi hoạt động du lịch - văn hóa - giải trí - nghệ thuật - thể thao - ẩm thực - mua sắm...

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Mới đây, thành phố Dijon, Pháp trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi kỷ lục Guinness mới được xác lập cho chiếc bánh mì baguette dài nhất thế giới. Chiếc bánh mì "khổng lồ" này đã chính thức soán ngôi vị quán quân với độ dài 140,53 mét, vượt xa chiếc bánh mì 130 mét sản xuất tại Ý vào năm 2020.

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.