Thứ tư, 01/05/2024

Vì sao Đông Nam Á là thành trì của các hãng xe Nhật Bản?

08/08/2023 1:31 PM (GMT+7)

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã biến Đông Nam Á thành “ngôi nhà thứ hai” của mình, nhờ nền tảng sản xuất đã gây dựng suốt 60 năm.

Ngày 14/12/2022, Toyota Thái Lan (TMT) kỷ niệm 60 năm thành lập, đến nay trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất đất nước này, đồng thời góp phần đưa Thái Lan trở thành quốc gia số một Đông Nam Á về sản lượng ô tô hàng năm.

Tại Thái Lan, ngoài Toyota còn có hai hãng xe Nhật khác là Isuzu và Honda đứng thứ hai và thứ ba về sản lượng, góp phần đáng kể vào tổng sản lượng 2 triệu xe xuất xưởng mỗi năm, một nửa xe xuất xưởng được tiêu thụ nội địa.

Vì sao Đông Nam Á là thành trì của các hãng xe Nhật Bản? - Ảnh 1.

Nhà máy lớn nhất của Toyota tại Thái Lan, có sản lượng khoảng 200.000 xe/năm.

Thị phần ba hãng xe lớn nhất Thái Lan lần lượt là Toyota (31%), Isuzu (24%) và Honda (12%) theo thống kê Liên đoàn công nghiệp Thái Lan vào năm 2022.

Tại Indonesia, đất nước đông dân nhất ASEAN, thị phần lớn nhất cũng là các hãng xe Nhật Bản, gồm Toyota (33%), Daihatsu (18%) và Mitsubishi (12%).

Tại Malaysia, thương hiệu Toyota của Nhật cũng đứng thứ ba về thị phần, sau hai nhãn hiệu xe nội địa là Perodua (37%) và Proton (22%).

Tại Philippines, hai thương hiệu Nhật Bản đứng thứ nhất và thứ nhì về thị phần, gồm Toyota (48%) và Mitsubishi (14%).

Tại Việt Nam, Toyota cũng giữ vị thế số một về thị phần trong nhiều năm. Năm gần nhất thương hiệu này bán ra 92.000 xe, chiếm 18% tổng sản lượng tiêu thụ ô tô.

Tại Singapore, nhãn hiệu Toyota dù chỉ bán ra chỉ khoảng 9.500 xe mỗi năm, nhưng vẫn chiếm 22% thị phần, giữ vị thế số một về thị phần tại đảo quốc sư tử.

Điểm qua 7/10 quốc gia Đông Nam Á có thống kê tiêu thụ ô tô hàng năm và tỷ trọng thị phần để minh chứng vị thế dẫn dắt thị trường của các hãng xe Nhật Bản.

Để đạt được vị thế như vậy không phải một sớm một chiều.

Trước hết là bởi các hãng xe Nhật Bản đều từng bước thiết lập cơ sở sản xuất ở Đông Nam Á trong suốt 3 thập kỷ qua.

Đơn cử, loạt thương hiệu Nhật như Toyota, Honda, Mitsubishi, Suzuki, Isuzu, Mazda, Nissan đều đã có nhà máy ở Đông Nam Á.

Các nhà máy ô tô Nhật Bản được thiết lập ở Malaysia, Việt Nam và Indonesia từ giữa thập niên 90; như hãng Suzuki và Toyota cùng mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995.

Ngay cả thương hiệu Subaru nhiều năm liền chỉ sản xuất tại Nhật, vào năm 2020 cũng khai trương một nhà máy đầu tiên ở ngoài nước Nhật, đặt tại Thái Lan.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng Nhật Bản cũng hiện diện đầy đủ ở Đông Nam Á, với những cái tên như Denso, Aisin, Jatco, Sumiden, Panasonic và Mitsubishi Electric đều có nhà máy tại ASEAN.

Theo Nikkei, ASEAN hiện tại vẫn là thành trì của các hãng xe Nhật Bản, cả về sản xuất và tiêu dùng ô tô, bất chấp việc Hyundai của Hàn Quốc đang tăng cường hiện diện ở khu vực này bằng siêu nhà máy công suất 300.000 xe/năm mới khai trương ở Indonesia.

Theo Báo Giao thông


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.