Thứ sáu, 29/03/2024

Về Hà Tiên khám phá chùa Phật Đà

27/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Du khách về Hà Tiên thường hành hương đến chùa Phật Ðà (còn gọi chùa Lò Gạch), đồng thời chiêm ngưỡng kiến trúc tinh tế trong khung cảnh thanh tĩnh nơi chốn thiền lam u nhã.


Về Hà Tiên khám phá chùa Phật Đà  - Ảnh 1.

Cổng chùa Phật Đà.


Chùa Phật Ðà có tên dân gian là chùa Lò Gạch bởi có một điện thờ được kiến trúc giống lò gạch thủ công thường thấy ở ÐBSCL. Chùa nằm dưới chân núi Bình San, cách không xa lăng Mạc Cửu, thuộc phường Bình San, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.  

Theo tư liệu, vào năm 1945 Hòa thượng Thích Chí Hòa (thế danh Nguyễn Văn Tịnh) trên bước đường hành đạo ở xứ Hà Tiên, đã dừng chân tại đây và xây dựng nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá đơn sơ có tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Xưa kia lúc mới lập chùa, nơi đây có lò gạch bỏ hoang được sử dụng làm chánh điện. Từ chuyện xưa ấy, nên khi xây dựng, các sư có ý tưởng phục dựng lại cảnh cũ như một hoài tưởng, tri ân đến những tiền bối đã có công khai sơn, hoằng pháp. Năm 1949, Hòa thượng Thích Chí Hòa cùng với một số đệ tử rời chùa sang Campuchia để tiếp tục hành đạo. Một năm sau, Hòa thượng trở về lại quê hương và tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, Hòa thượng ra Bà Rịa - Vũng Tàu và viên tịch tại đây.

Do trải qua một thời gian dài không người chăm sóc, tu bổ nên chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Vào tháng 9-1993, thầy trụ trì thời điểm này đã cho khởi công trùng tu, xây dựng mới lại ngôi chùa. Năm 2009, chùa được sửa chữa, trùng tu lần nữa rất khang trang, với lối kiến trúc Á Ðông hài hòa, trang nghiêm, thanh nhã mang dấu ấn Phật Giáo đại thừa. Chùa Phật Ðà cùng thắng tích “Bình San Ðiệp Thúy” đã góp phần tôn tạo, làm tăng thêm vẻ đẹp của vùng đất biên viễn Hà Tiên, được ví như một Việt Nam thu nhỏ: có đầy đủ núi non, sông, biển, đồng bằng và những thắng cảnh, di tích làm say đắm lòng người.

Ðầu tiên đến viếng chùa, du khách sẽ gặp cổng chùa với mái đối xứng, lợp ngói xám sẫm, không có cổng phụ. Phía tay trái liền bên có một cây bồ đề niên đại hơn 60 năm, thân cây có đường kính khoảng 1,5m, tán lá xum xuê, toàn bộ cội rễ đều mọc ra phía trước và hai bên mà không hề mọc vào trong sân chùa. Dưới gốc bồ đề là tượng Phật Thích Ca tọa thiền, thanh thoát, an nhiên, tự tại.

Quần thể kiến trúc chùa gồm chánh điện, nhà thờ tổ, đông lang và tây lang, nhà phương trượng và tăng phòng. Bên trong điện thờ có hình dáng lò nung gạch là tượng Bồ Tát Mục Kiền Liên, phía trên là tượng Ðức Phật A Di Ðà. Chánh điện đặt tôn tượng Phật Thích Ca tay cầm hoa sen theo truyền thuyết của Thiền tông, xung quanh có 5 vị chư tăng tượng trưng cho ngũ phương ngũ Phật. Hai bên chánh điện là nhà chuông và nhà trống.           

Du khách đến tham quan Hà Tiên thập cảnh, thường ghé vào chùa Phật Ðà viếng thăm, chiêm bái, lễ Phật và chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc mang nét nghệ thuật thâm trầm, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Về miền đất Hà Tiên, khám phá những cảnh quan, non nước hữu tình, viếng thăm chùa Phật Ðà sẽ là một chuyến hành hương, du lịch nhiều cảm xúc.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới trong năm nay. Các tuyến mới kết nối đa dạng, đưa du khách trải nghiệm thêm du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch thể thao…

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn

Cứ đến dịp lễ Radaman, một khu chợ của người đạo Hồi tại quận 8 lại hoạt động sôi nổi. Đồ ăn, thức uống, phụ kiện, quần áo và nhiều sản phẩm khác được bày bán.

Thưởng thức 400 đặc sản, món nào cũng ngon tại lễ hội ẩm thực đang diễn ra ở TP.HCM

Thưởng thức 400 đặc sản, món nào cũng ngon tại lễ hội ẩm thực đang diễn ra ở TP.HCM

400 món ăn đặc sản của cả nước, từ dân dã cho đến những món cầu kỳ đang có mặt và phục vụ thực khách tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group đang diễn ra tại TP.HCM.

"Ước mình cùng bay" - phim của người Việt, cho người Việt

"Ước mình cùng bay" - phim của người Việt, cho người Việt

Ngay cách gọi tên "phim của người Việt, cho người Việt" đã cho thấy bao trùm là một sự bảo thủ của người viết. Là vì giữa thời buổi hội nhập, giao thoa văn hóa và phương thức sáng tác càng hiện đại, càng góp phần đưa xã hội đi về phía tương lai mà bảo thủ là coi bộ hơi kì rồi, nhưng xin phép một lần vậy.

Cuối tuần này đến Tây Ninh xem bắn pháo hoa và màn trình diễn nghệ thuật 3D hấp dẫn

Cuối tuần này đến Tây Ninh xem bắn pháo hoa và màn trình diễn nghệ thuật 3D hấp dẫn

Tối 30/3, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn trình diễn 3D mapping và bắn pháo hoa dài 15 phút. Cùng ngày, du khách còn được tham gia lễ dâng đăng mừng Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh.

Cơm muối Hoàng cung và loạt món ăn tiến vua sắp được giới thiệu tại TP.HCM

Cơm muối Hoàng cung và loạt món ăn tiến vua sắp được giới thiệu tại TP.HCM

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon tại TP.HCM năm nay lần đầu quy tụ cơm muối Hoàng cung và nhiều món ăn tiến vua thời xưa, được trình diễn, phục vụ khách tham quan.