Văn khấn Tết Hàn thực 2024 chuẩn nhất, đầy đủ nhất, tỏ lòng thành kính với Tổ tiên

Yên Nhiên (t/h) Thứ tư, ngày 10/04/2024 17:13 PM (GMT+7)
Dưới đây là bài văn khấn Tết Hàn thực 2024 vào ngày ngày 3/3 Âm lịch tức ngày 11 tháng 4 Dương lịch chuẩn và đầy đủ nhất
Bình luận 0

Văn khấn Tết Hàn thực 2024 là điều không thể thiếu dược trong Tết Hàn thực ngày mai (3 tháng3  Âm lịch, tức ngày 11 tháng 4 Dương lịch). 

Văn khấn là điều không thể thiếu trong mỗi dịp lễ cúng Tết Hàn thực. Hãy cùng Dân Việt tìm hiểu bài văn khấn quan trọng cho lễ cúng Tết Hàn thực theo truyền thống văn dân gian từ ngàn xưa nhé. 

Văn khấn Tết Hàn thực 2024 được trích theo quyển “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - tác phẩm tổng hợp những bài văn khấn đúng với truyền thống ông bà ta, được xuất bản NXB Văn hóa thông tin.

Văn khấn Tết Hàn thực 2024 chuẩn nhất, đầy đủ nhất, tỏ lòng thành kính với Tổ tiên- Ảnh 1.

Văn khấn Tết Hàn thực 2024 là điều không thể thiếu dược trong Tết Hàn thực ngày mai (3 tháng3 Âm lịch, tức ngày 11 tháng 4 Dương lịch). Ảnh Fb Thu Huong Vu

Văn khấn Tết Hàn thực 2024: 

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3/3 (âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Văn khấn Tết Hàn thực 2024 chuẩn nhất, đầy đủ nhất, tỏ lòng thành kính với Tổ tiên- Ảnh 2.

Mâm cỗ Tết Hàn thực 2024 theo truyền thống gồm có: 3 - 5 bát bánh trôi/bánh chay, nhang, trầu cau, hoa, trái cây và ly nước sạch.

Ý nghĩa của Tết Hàn thực

Tại Việt Nam, Tết Hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay khi du nhập vào Việt Nam. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.

Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.

Mâm cúng Tết Hàn thực 2024 gồm những gì?

Mâm cỗ Tết Hàn thực 2024 theo truyền thống gồm có: 3 - 5 bát bánh trôi/bánh chay, nhang, trầu cau, hoa, trái cây và ly nước sạch. 

Bạn có thể tiến hành cúng vào các giờ phong thủy sau đây:

Giờ Dần (3h-5h) 

Giờ Thìn (7h-9h) 

Giờ Tỵ (9h-11h) 

Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h) 

Giờ Hợi (21h-23h)  

Văn khấn Tết Hàn thực 2024 chuẩn nhất, đầy đủ nhất, tỏ lòng thành kính với Tổ tiên- Ảnh 3.

Điển tich Tết Hàn thực. Ảnh minh họa

Nguồn gốc của Tết Hàn thực

Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi - bánh chay (“hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”), được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.

Tết hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam, trong tiếng Hoa "hàn thực - 寒 食 " nghĩa là "thức ăn lạnh". Mỗi lần đến Tết hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.

Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Tết Hàn thực sẽ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Mong rằng thông tin về văn khấn Tết Hàn thực 2024 và ý nghĩa Tết Hàn thực sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày Tết tháng 3 này! 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem