Thứ bảy, 18/05/2024

Tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất năm 2022

29/12/2022 8:00 AM (GMT+7)

Cách đây ít năm, cái tên Gautam Adani thậm chí ít được nhắc tới bên ngoài Ấn Độ. Ông hiện là tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới trong năm 2022.



Tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất năm 2022 - Ảnh 1.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani. Ảnh: Reuters.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã có một năm tuyệt vời. Ông trở thành người giàu nhất châu Á và là tỷ phú giàu thứ 3 trong bảng xếp bảng tỷ phú toàn cầu của Bloomberg.

Ông cũng là người châu Á đầu tiên lọt vào top 3 trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg. Hầu hết tỷ phú đều thua lỗ trong năm nay. Nhưng vị doanh nhân Ấn Độ đã bỏ túi 40 tỷ USD kể từ đầu năm 2022 tới giờ.

Trong nhóm 10 tỷ phú giàu nhất thế giới, ông Adani là người duy nhất tăng tài sản trong năm 2022.


Bỏ túi 40 tỷ USD

Cách đây 6 tháng, ông soán ngôi tỷ phú giàu nhất châu Á của ông Mukesh Ambani. Đến tháng 7, vị tỷ phú Ấn Độ vượt mặt nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates để trở thành người giàu thứ 4 thế giới.

Giờ đây, cậu sinh viên bỏ học đại học năm nào đã trở thành người giàu thứ 3 thế giới. Theo Bloomberg, cách đây ít năm, cái tên Gautam Adani thậm chí ít được nhắc tới bên ngoài Ấn Độ.

Năm nay, cuộc khủng hoảng năng lượng đẩy giá nhiên liệu tăng vọt trong toàn cầu. Đó là một phần nguyên nhân giúp tài sản của ông Adani phình to.

Nhưng giá cổ phiếu của tập đoàn mang tên ông cũng đi lên nhờ hàng loạt thương vụ trong năm nay. Ông đã mua lại các chi nhánh tại Ấn Độ của tập đoàn vật liệu xây dựng Thụy Sĩ Holcim, một cảng ở Israel và tiếp quản đài truyền hình NDTV.


Tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất năm 2022 - Ảnh 2.

Ông Adani bận rộn với hàng loạt thương vụ trong năm nay. Ảnh: Bloomberg.

Vào tháng 3, tài sản của ông Adani vọt tăng sau thông tin Adani Group cân nhắc các cơ hội hợp tác ở Saudi Arabia, bao gồm khả năng mua vào gã khổng lồ năng lượng Aramco.

Cùng tháng, IHC của Abu Dhabi tuyên bố đầu tư 2 tỷ USD vào các tập đoàn của ông Adani. 2 tháng sau đó, Adani Group mua lại hoạt động của Holcim tại Ấn Độ.

Đến tháng 7, Adani Ports thắng thầu mua lại cảng ở Israel, và tiếp tục đấu thầu đối với NDTV một tháng sau đó. Những sự kiện này đã kéo cổ phiếu của Adani Group và các công ty con đi lên.


Chớp thời cơ

Vài năm qua, ông Adani đã quyết liệt mở rộng đế chế của mình từ lĩnh vực than, cảng, xi măng, alumin đến trung tâm dữ liệu, phương tiện truyền thông.

Tài sản của ông Adani phình to khi đế chế mở rộng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lo ngại rằng tập đoàn đang mở rộng quá nhanh. Công ty nghiên cứu CreditSights cho biết ông Adani đa phần vay nợ để thực hiện các thương vụ mua bán.

Hãng cảnh báo rằng đế chế của tỷ phú Ấn Độ đã sử dụng "đòn bẩy thái quá".

Nhiều người cũng lo ngại về cơ cấu cổ đông không minh bạch và việc thiếu phân tích bao quát đối với các công ty con của Adani Group. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của nhiều công ty vẫn tăng hơn 1.000% kể từ năm 2020.

Trên thực tế, các lĩnh vực được Adani Group đầu tư đều là những ưu tiên của chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm xây dựng quốc gia và đáp ứng các mục tiêu kinh tế dài hạn của đất nước.

"Adani Group đã tìm ra và dấn thân vào tất cả lĩnh vực này vào đúng thời điểm. Điều này thu hút các nhà đầu tư nước ngoài", ông Deepak Jasani - Trưởng bộ phận nghiên cứu bán lẻ của công ty môi giới HDFC Securities Ltd. (có trụ sở tại Mumbai) - bình luận.

Dù vậy, cổ phiếu của các công ty mang tên Adani không miễn nhiễm với làn sóng bán tháo trên toàn cầu và triển vọng kinh tế suy yếu. Thời điểm vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới, mức tăng tài sản trong năm 2022 của ông Adani đã lên tới 60 tỷ USD.

Ông Adani cũng đang tích cực từ thiện. Hồi tháng 6, để ghi dấu ấn trong ngày sinh nhật lần thứ 60, ông cam kết quyên góp 7,7 tỷ USD cho các hoạt động xã hội.

Từng bỏ học đại học, ông Adani từng khởi nghiệp trong ngành kim cương của Mumbai vào đầu những năm 1980 trước khi trở về quê hương Gujarat để giúp anh trai kinh doanh nhựa. Đến cuối những năm 1980, ông mở công ty kinh doanh nông sản và từng bước gây dựng đế chế hiện tại.

Ông Adani từng nhiều lần thoát nạn. Hơn 2 thập kỷ trước, ông bị bắt cóc tống tiền. Năm 2008, vị doanh nhân là một trong những con tin trong một vụ khủng bố tại khách sạn Taj Mahal Palace ở Mumbai khiến ít nhất 166 người thiệt mạng.

Theo Zing


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.