Chủ nhật, 05/05/2024

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày

10/11/2023 11:20 AM (GMT+7)

Vốn là khu chợ giá rẻ rất được lòng người lao động, sinh viên, nhưng sau đại dịch Covid-19, chợ Hạnh Thông Tây nối dài chuỗi ngày ế ẩm. Hiện nhiều sạp bán hàng tại chợ đã tạm đóng cửa, các tiểu thương còn trụ lại mong muốn khu chợ sẽ “hồi sinh” sau khi chính quyền cải tạo, tu sửa lại chợ.

Chợ Hạnh Thông Tây nổi tiếng là chợ đêm hoạt động 24/24, tọa lạc trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) - khu chợ được biết đến là nơi bán đa dạng hàng hóa với giá thành bình dân nhất nhì TP.HCM. Khu chợ này thu hút rất nhiều khách hàng ở mọi độ tuổi đến mua sắm, nhất là giới trẻ, sinh viên, người lao động. Từ sau 16h chiều, chợ tấp nập, chen chân không lọt đến đêm khuya.

Tuy nhiên, những năm gần đây, khu chợ này ngày càng mất đi sự sôi động, nhộn nhịp vốn có của nó.

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 1.

Chợ Hạnh Thông Tây là một trong những khu chợ giá rẻ nổi tiếng ở TP.HCM, từng rất sầm uất khi là địa chỉ mua sắm yêu thích của giới trẻ, nhưng nay, việc kinh doanh hết sức chật vật. Ảnh: TH

Khu chợ này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2002, với 400 sạp cố định trên diện tích gần 2.400 m2. Khi còn ở thời hoàng kim, mỗi sạp tại khu chợ này được cho thuê với mức giá từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Cho đến hiện tại, sau nhiều đổi thay cùng với sự lãng quên của khách hàng đối với chợ truyền thống, giá mặt bằng ở đây chỉ còn khoảng 1 triệu đồng/sạp nhưng nhiều tiểu thương vẫn ngại thuê.

Theo quan sát, hiện số lượng sạp còn kinh doanh chưa đến 50%. 

Nhiều quầy hàng, nhất là quầy bán đồ gia dụng, phụ kiện... đang rơi vào cảnh ế ẩm triền miên. Nhiều tiểu thương tỏ ra chán nản, thậm chí là trả mặt bằng bởi vắng khách mua sắm, họ chỉ biết lướt điện thoại cho hết ngày. 

Ngay cả những quầy kinh doanh quần áo, giày dép... được coi là mặt hàng chiếm ưu thế của chợ, cũng trở nên khó khăn.

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 2.

Dù là thời điểm cuối tuần nhưng chợ vẫn vắng khách. Tiểu thương bấm điện thoại cả ngày. Ảnh: TH

Một tiểu thương kinh doanh ở chợ cho biết thời điểm 10 năm trước, việc kinh doanh rất tốt. Nhưng những năm gần đây, lượng khách ngày càng ít, nhiều sạp xung quanh chị phải thi nhau đóng cửa để giảm thua lỗ. 

Đỉnh điểm là sau dịch Covid-19, khách hàng giảm đến khoảng 80% so với trước. Bây giờ, ngay cả cuối tuần nhưng các quầy thời trang cũng không bán được. 

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 3.

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 4.

Nhiều sạp hàng tại chợ đã “cửa đóng, then cài”. Ảnh: TH

Với tính chất phục vụ cho khách hàng bình dân, sinh viên, khu chợ truyền thống này bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế khó khăn. Trong khi người trẻ chuyển sang mua sắm online thì công nhân lao động mất việc chuyển về quê, thắt chặt chi tiêu nên khách đến chợ giảm mạnh. 

Nhiều sạp còn trụ lại đang cố gắng đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm tiền lời, xả lỗ để đưa hàng hóa về mức giá thấp nhất, nhưng sức mua không cải thiện. 

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 5.

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 6.

Các gian hàng "mặt tiền" chợ vốn luôn chật kín khách trước đây, nay cũng lặng lẽ các tiểu thương nhìn nhau. Ảnh: TH

Hiện nay, chợ Hạnh Thông Tây đang được tu sửa lại. Ban quản lý chợ mong muốn hồi sinh không gian mua sắm như xưa. Ban quản lý cũng ra sức tạo điều kiện, kêu gọi bà con tiểu thương thuê sạp, khởi động lại tinh thần buôn bán sau thời gian khó khăn.

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 7.

Thói quen mua hàng thay đổi, cộng với kinh tế khó khăn khiến nhiều người không còn mặn mà tìm đến những chợ truyền thống nữa. Ảnh: TH

Từng một thời chen chân không lọt, chợ Hạnh Thông Tây nay giảm 80% khách mua, tiểu thương lướt điện thoại cả ngày - Ảnh 8.

Việc tu sửa khu chợ được tiến hành từ ngày 2/11.

Với lần tu sửa này, Ban quản lý cùng với tiểu thương đều hy vọng tình hình kinh doanh của khu chợ này sẽ được khởi sắc, nhất là mùa mua bán cuối năm, khi Tết sắp đến.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM bất ngờ có mưa lớn giữa trưa

TP.HCM bất ngờ có mưa lớn giữa trưa

Một trận mưa lớn, diễn ra vào trưa nay tại một số quận, huyện của TP.HCM đánh dấu bắt đầu mùa mưa.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II với tổng công suất dự kiến 3.000 MW tại huyện Cần Giuộc.

Công ty xe điện sắp tung hàng tại Việt Nam phải triệu hồi gần 17.000 xe ở Trung Quốc

Công ty xe điện sắp tung hàng tại Việt Nam phải triệu hồi gần 17.000 xe ở Trung Quốc

BYD, "ông lớn" trong ngành xe điện Trung Quốc, sẽ triệu hồi 16,666 xe Seagull tại thị trường tỷ dân này do lỗi phần mềm. Đây là đợt triệu hồi đầu tiên trong vài năm trở lại đây của BYD – công ty sẽ chính thức bán xe điện tại Việt Nam trong tháng 6 này.

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Cao điểm lễ vừa qua, sản lượng khách qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sụt giảm, không đạt được sản lượng như dự báo. Theo đó, việc giá vé máy bay tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Nhật Bản là quốc gia sở hữu loại gạo đắt nhất thế giới, có tên Kinmemai Premium.