Thứ sáu, 17/05/2024

Từ tự ti đến tự tin

08/04/2023 6:00 PM (GMT+7)

Đất rừng U Minh Hạ nổi tiếng là “đất khó”, người dân nơi đây từng rất tự ti vì cuộc đời gắn với vùng đất phèn chỉ trồng được cây tràm. Còn giờ đây họ tự tin, tự hào vì đang làm giàu trên chính vùng đất ấy.


Người không phụ đất

Từ tự ti đến tự tin - Ảnh 1.

Đất rừng U Minh Hạ nay đã chuyển mình.


Ông Võ Minh Giàu (Ba Giàu) là một trong những người đi đầu bỏ lúa trồng chuối ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Năm 2016, khi có chủ trương cho trồng cây ăn trái, ông Ba Giàu mạnh dạn lên liếp 4ha đất đang trồng lúa để trồng chuối. Hiện mỗi tháng gia đình ông có thu nhập ổn định hơn 20 triệu đồng từ cây chuối. Còn đến mỗi chu kỳ thu hoạch cây rừng, gia đình có thêm nguồn thu hơn 1 tỉ đồng từ 8ha đất trồng tràm và keo lai. Mật ong, cá đồng và sản vật khác cũng giúp gia đình ông có thêm nguồn thu đáng kể.

Ông Ba Giàu kể, ông vốn không phải dân cố cựu ở đất rừng U Minh Hạ. Sau ngày giải phóng miền Nam ông mới về mua đất khai khẩn. Thuở ban đầu khó khăn, ông phải mang leng bứng bỏ từng gốc tràm, đào đắp từng khoảnh để lấy diện tích trồng lúa. Nhà có 4ha đất trồng lúa nhưng nhiềm năm gia đình ông phải đi mượn lúa của người khác xay gạo ăn. Tuy khó là vậy nhưng khát vọng “thuần hóa đất rừng” luôn cháy bỏng trong ông. “Tôi biết rằng đất nào cũng có giá trị của nó nên cố gắng, kiên quyết làm. Buổi ban đầu khó khăn nhưng gia đình tôi cố bám trụ. Tôi kiên quyết động viên vợ và các con lao động để vươn lên” - ông Ba Giàu tâm sự.

Khi đó, ông Ba Giàu thường phải khai thác những sản vật từ đất rừng rồi chèo xuồng hơn 20km lên thị trấn U Minh bán lại, mua vật dụng thiết yếu như dầu lửa, đường, muối mang về. Nhưng điều càng làm ông quyết tâm chính là câu hỏi: “Ở trong trỏng mới ra hả?”. Người dân thị trấn U Minh hỏi vậy không phải không quen biết mà bởi chiếc xuồng ông chèo ra có 2 màu khác biệt. Vùng đất rừng U Minh nổi tiếng “giàu” phèn, nên phần chiếc xuồng thường xuyên ngâm dưới nước luôn có màu vàng đặc trưng. Khi các sản vật chở đầy xuồng được bán hết nổi lên thì màu phèn của vùng đất rừng hiện lên rõ nhất…

Đất trả ơn người

Một thời gian dài ông Ba Giàu tự ti với những câu hỏi mà ông cho là mang ý nghĩa phân biệt. Ông ở vùng lõi đất rừng U Minh Hạ không biết có quá nhạy cảm hay không nhưng ông ra TP Cà Mau hay đi những tỉnh thành khác đều cảm nhận được “người khác nói đến nơi mình ở thì xem nhẹ”. Nhưng nay đã khác, ông Ba Giàu kể lại câu chuyện này với chúng tôi bằng niềm vui của một người thành công. Bởi chính mảnh đất rừng này đã giúp gia đình ông xây được ngôi nhà hơn 1 tỉ đồng. Ông cho biết do con đường nông thôn trước nhà chỉ 1,5m chứ nếu rộng 2,5m ông đã mua ô tô để đi lại cho tiện.

Bây giờ ở xã Khánh Lâm cũng như trong vùng đất rừng U Minh Hạ không hiếm những hộ khá như ông Ba Giàu. Ông Phan Văn Quang, Trưởng ấp 12, xã Khánh Lâm, cho biết. “Ngày xưa đúng là khó thật nhưng nay chưa chắc ở đâu hơn ở đây. Nếu bình quân giá cây rừng được 100 triệu đồng/ha, còn chuối 2.000-3.000 đồng/kg thì thu nhập sẽ rất lớn. Kinh tế bà con sẽ ngày càng vững vàng”.

Đường ven tuyến kênh T29 xẻ dọc đất rừng U Minh Hạ, trong đó có xã Khánh Lâm, khoảng 10 năm trước là đường đất, sau đó nâng lên thành đường bê tông 1,5m còn giờ đây đã rộng 5m, hai bên là những vườn chuối, luống mít trải dài, thẳng tắp và xanh tốt. Trên đường xe tải ngược xuôi chở các sản vật đất rừng, dưới kênh không còn những chiếc xuồng ba lá mà thay vào đó là những chiếc ghe cỡ lớn chở tràm, keo lai... hướng về phố thị. Màu phèn đất rừng U Minh Hạ vẫn vậy, nhưng tâm thế người dân đất rừng nay đã khác…!

Năm 2010, khi bắt đầu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người của huyện U Minh, Cà Mau mới đạt 15 triệu đồng/người/năm; đến năm năm 2018 đạt 37 triệu đồng/người/năm; hiện đã đạt hơn 52 triệu đồng/người/năm. Kết quả này đến từ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trước đây, người dân vùng rừng thuần túy trồng cây tràm bên cạnh cây lúa, còn bây giờ bà con vẫn trồng tràm nhưng khác biệt là trồng thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, các mô hình trồng keo lai, cây ăn trái, hoa màu đang ngày càng giúp bà con vươn lên và làm bộ mặt đất rừng U Minh Hạ ngày càng chuyển biến tích cực.


Theo báo Cần Thơ

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.