Thứ sáu, 29/03/2024

Trung Quốc mua 1,82 triệu tấn, giá sắn tăng mạnh

28/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Trong khi giá nhiều loại nông sản giảm do dịch Covid-19 thì giữa tháng 9/2021, giá sắn ở nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có xu hướng tăng trở lại, do thị trường Trung Quốc vẫn tăng mua sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam.

Giá sắn bật tăng do Trung Quốc vẫn mua đều, nông dân lo không thu hoạch kịp

Do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc vẫn tương đối cao, trong 10 ngày giữa tháng 9/2021, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá sắn có xu hướng tăng trở lại. 

Cụ thể, tại Tây Ninh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng nhẹ trước nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khả quan hơn.

Tiêu thụ tinh bột sắn nội địa cũng tăng trở lại khi một số nhà máy khu vực phía Nam có động thái khôi phục lại hoạt động sản xuất. 

Tuy giá sắn ở nhiều nơi tăng nhưng việc tiêu thụ sắn nguyên liệu chậm cũng khiến nhiều nông dân lo lắng.

Tại Quảng Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 6.300 ha sắn đến kỳ thu hoạch, trong đó có trên 1.000 ha diện tích nằm ở vùng thấp trũng, bị ngập cần thu hoạch gấp để tránh hư hỏng, ảnh hưởng đến năng suất. 

Thông thường đầu tháng 9 là bước vào vụ thu hoạch sắn nhưng năm nay tiến độ thu hoạch rất chậm. Các nhà máy thu mua, chế biến tinh bột sắn cũng trong vùng phong tỏa nên phải tạm dừng sản xuất. 

Vì thế, việc tiêu thụ sắn nguyên liệu trong tỉnh cũng chậm do chỉ thông qua việc thu mua của thương lái cho các doanh nghiệp sản xuất ở các tỉnh bạn. 

Trong khi đó, tại Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có 3.314 ha sắn bị bệnh khảm lá sắn, trong đó có 613ha bị bệnh nặng, với tỷ lệ bệnh hơn 40%. 

Trung Quốc vẫn mua, một loại nông sản của Việt Nam tăng trưởng đều - Ảnh 1.

Do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc vẫn tương đối cao, trong 10 ngày giữa tháng 9/2021, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá sắn có xu hướng tăng trở lại. Trong ảnh: Nông dân Gia Lai thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Gia Lai.

Xuất khẩu sắn vẫn tăng trưởng, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, sắn và sản phẩm từ sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 8/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 188.990 tấn, trị giá 83,97 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 tăng 15,8% về lượng và tăng 41,2% về trị giá. 

Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu bình quân ở mức 444,3 USD/tấn, tăng 6,5% so với tháng 7/2021 và tăng 22% so với tháng 8/2020. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,95 triệu tấn, trị giá 768,2 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 27,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, trong tháng 8/2021, xuất khẩu mặt hàng sắn lại giảm đáng kể, chỉ đạt 25.710 tấn, trị giá 6,35 triệu USD, giảm 45,6% về lượng và giảm 49,5% về trị giá so với tháng 7/2021.

Giá sắn xuất khẩu bình quân ở mức 247 USD/tấn, giảm 7,2% so với tháng 7/2021 và giảm 1,6% so với tháng 8/2020. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn đạt 674.460 tấn, trị giá 172,63 triệu USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 58,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc vẫn mua, một loại nông sản của Việt Nam tăng trưởng đều - Ảnh 2.

Sắn Việt Nam đang cạnh tranh mạnh với sản phẩm Thái Lan tại Trung Quốc. Trong ảnh: Nông dân Phú Yên thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Phú Yên.

Sắn Việt Nam đang cạnh tranh mạnh với sản phẩm Thái Lan tại Trung Quốc

Nhờ Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong 8 tháng năm 2021.

Cụ thể, trong tháng 8/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc vẫn là nhiều nhất, chiếm 94,6% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 178.850 tấn, trị giá 79,75 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 14,4% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 tăng 30,1% về lượng và tăng 56,2% về trị giá. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,82 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 715,64 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù Việt Nam bán đến 90% lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng sản phẩm sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu sắn lát khô và tinh bột sắn của Trung Quốc tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,62 triệu tấn sắn lát khô, trị giá 994 triệu USD, tăng 63,9% về lượng và tăng 100,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Khối lượng và trị giá nhập khẩu sắn lát khô trong 7 tháng đầu năm 2021 đã vượt của cả năm 2020 (năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 3,3 triệu tấn sắn lát khô, với trị giá 779 triệu USD). 

Trong đó, Thái Lan là nguồn cung cấp sắn lát khô lớn nhất cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021, với 3,17 triệu tấn (chiếm 87,61% tổng lượng sắn lát khô nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021), tăng 81,02% so với cùng kỳ năm 2020.

 Tiếp theo, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 420.700 tấn sắn lát khô (chiếm 11,62%), tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong 7 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc cũng nhập khẩu 1,95 triệu tấn tinh bột sắn, với trị giá 923 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan và Việt Nam cũng là hai thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc tăng nhập khẩu tinh bột sắn từ Thái Lan, giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Cụ thể, lượng tinh bột sắn Trung Quốc nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,45 triệu tấn (chiếm 74,25% tổng lượng tinh bột sắn nhập khẩu của Trung Quốc), tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Lượng tinh bột sắn Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 289.900 tấn (chiếm 14,86%), giảm 55,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Không phải là tỉnh biên giới nhưng lượng gia cầm nhập lậu về Đồng Nai không hề nhỏ, đe dọa an toàn dịch của vùng chăn nuôi lớn nhất nước. Bộ NNPTNT mới đây phải gởi công điện khẩn, yêu cầu địa phương này tăng cường hành động, ngăn chặn tình trạng này.

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Thủ tướng vừa yêu cầu cơ quan công an vào cuộc, xử nghiêm đại lý bán lẻ xăng dầu không hoặc cố tình không lập hóa đơn điện tử mỗi lần bán hàng, kết nối với cơ quan thuế.

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ điện thoại phải dè chừng khi người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu iPhone 15 series bán ra trên mạng tăng vọt và cao gấp 5,3 lần so với dòng iPhone tiền nhiệm.

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 26/3 trên thế giới tiếp tục tăng mạnh ngày thứ 2 liên tiếp trong tuần. Điều này có thể tác động đến giá xăng trong nước sắp điều chỉnh.

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC liên tục "nhảy múa" quanh mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Sáng nay (24/3), giá vàng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn cũng đạt hơn 69 triệu đồng/lượng.