Thứ sáu, 17/05/2024

Trung Quốc kêu gọi dùng nội tệ trong thương mại

A.T

17/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á láng giềng tăng cường sử dụng đồng nội tệ thay thế đồng USD trong trao đổi thương mại và đầu tư.

Trung Quốc kêu gọi dùng nội tệ trong thương mại - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Ngày 16.2, tại phiên họp trù bị Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20), Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Dịch Cương (Yi Gang) đưa ra tuyên bố Trung Quốc sẽ hợp tác với các nước châu Á láng giềng để tăng cường sử dụng đồng nội tệ thay thế đồng USD trong trao đổi thương mại và đầu tư, đồng thời coi đây như là một phần trong kế hoạch củng cố sức đề kháng kinh tế của khu vực.

Ông Cương phát biểu: “Những bước tiến gần đây tại các nước mới nổi ở châu Á trong sử dụng đồng nội tệ cho hoạt động thương mại và đầu tư đã giúp củng cố lưới an toàn tài chính khu vực trước các cú sốc bên ngoài. Các thị trường đang nổi cần cải tăng cường khả năng chống chọi, đề kháng”.

Theo thống đốc PBoC, tổng giá trị các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản được triển khai trên thực tế đã vượt mức 380 tỉ USD. Tháng trước, PBoC đã mở rộng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ với Ngân hàng Trung ương Indonesia theo thỏa thuận 3 năm, nhằm tăng cường hợp tác tài chính và thúc đẩy đầu tư giữa hai bên.

Từ thực tế đó, ông Cương nhận định: “Các ngân hàng Trung ương từ các nền kinh tế phát triển cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin thị trường”.

Theo Marc Chandler, Giám đốc điều hành của công ty giao dịch tài chính có trụ sở tại Ohio Bannockburn Global Forex, tính đến tháng 12.2021, mức tăng của đồng NDT trong năm 2021 là "tốt nhất trên thế giới".

Các chuyên gia cho rằng sự tăng giá mạnh mẽ của đồng tiền này có thể tiếp tục diễn ra vào năm 2022, ngay cả khi kinh tế Trung Quốc phải vật lộn với các vấn đề như lạm phát, bất động sản giảm tốc và một cuộc chấn chỉnh về quy định đang diễn ra nhắm vào khu vực tư nhân của nước này.

Với việc đồng NDT mạnh lên, các ngân hàng trung ương sẽ tăng cường dự trữ đồng tiền này, từ đó thúc đẩy việc sử dụng trên toàn cầu. Ngoài ra, đồng nội tệ mạnh cũng giúp hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và kiềm chế lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, có một nhược điểm khá lớn nếu tiền tệ tăng giá quá nhanh đó là một đồng tiền đắt hơn sẽ khiến các mặt hàng xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Đối với một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Trung Quốc thì điều này có thể đe dọa sự phục hồi vốn đã rất mong manh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.